4 món sinh tố mát lạnh ngon lành cho ngày hè của bé
********************************************************************************************************
Sinh tố là thức uống quen thuộc và bổ dưỡng cho bé trong mùa hè. Vậy nên mẹ hãy nhanh tay ghi tên những loại sinh tố thơm ngon vào danh sách những món ngon ngày hè cho bé nhé.
1. Sinh tố bơ sữa chua thơm ngon, béo ngậy
Bơ là loại quả có lợi cho sức khỏe của bé. Trong quả bơ chứa rất nhiều vitamin A, C, D, B có tác dụng tốt cho sự phát triển trí não. Ngoài ra trái bơ còn chứa nhiều protein, nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh.
– 2 quả bơ (mẹ nhớ là phải chọn bơ mềm nhé, nếu không cốc sinh tố của bé sẽ bị đắng)
- 1 hộp sữa chua có đường
- 2 thìa sữa đặc có đường
- 3 viên đá
- Máy xay sinh tố, ly đựng sinh tố
Cách thực hiện sinh tố bơ cho bé:
Bước 1: Bổ đôi quả bơ, bỏ hạt, dùng thìa nạo lấy phần thịt bơ.
Bước 2: Cho thịt bơ, sữa đặc có đường, sữa chua, đá vào máy xay sinh tố. Xay khoảng 30 giây, thấy sinh tố nhuyễn thì tắt máy.
Bước 3: Đổ sinh tố bơ ra ly và dùng ngay. Nếu muốn sinh tố lạnh hơn, bạn có thể cho sữa chua và sữa đặc vào tủ lạnh từ trước.
Món sinh tố bơ sữa chua vừa thơm ngậy lại ngọt dịu rất vừa miệng đấy nhé!
2. Sinh tố dâu tây và chuối – món ngon ngày hè cho bé
Chuối là loại quả có hàm lượng kali rất cao, dâu tây chứa nhiều vitamin C. Sự kết hợp giữa hai loại quả này sẽ tạo nên ly sinh tố bổ dưỡng cho bé yêu.
Nguyên liệu:
– 350g dâu tây, 1 quả chuối, 2 muỗng cà phê bột hạt lanh (tùy thích, nếu không có cũng không sao), 250 ml sữa, mật ong, một ít đá bào.
Bước 1: Chuối bóc vỏ, cắt khúc. Dâu tây rửa sạch cắt bỏ cuống, đài xanh, bổ đôi
Bước 2: Cho dâu tây, chuối vào máy xay sinh tố, thêm bột hạt lanh, mật ong, đá bào và sữa vào và xay nhuyễn hỗn hợp trên
Bước 3: Rót ra ly và cùng bé thưởng thức cốc sinh tố dâu tây và chuối nhé.
3. Sinh tố rau má mát lành, giải nhiệt ngày hè
Từ lâu rau má đã được biết đến là một loại thực phẩm có tính mát, giải nhiệt cơ thể. Trong mùa hè nóng bức, trẻ em thường bị rôm sảy, nóng trong, táo bón, nên món sinh tố rau má sẽ giúp mẹ hạn chế được những tình trạng này cho bé.
– Rau má – Đường, vài viên đá
Cách thực hiện:
Bước 1: Rau má rửa qua nhiều lần nước cho sạch cát, ngắt bỏ bớt thân cứng.
Bước 2: Để rau má lên rổ cho ráo nước, cho một ít rau má vào máy sinh tố, thêm một ít đường và một ít nước lọc, xay thật mịn.
Bước 3: Tiếp theo dùng dụng cụ lọc hoặc khăn xô, lọc bỏ bã. lấy nước cốt rau má, tiếp tục xay cho hết phần rau má.
Bước 4: Sau đó đổ nước rau má vào bình thủy tinh sạch, khi dùng pha vào cốc nhỏ thêm đá lạnh, dùng lạnh.
Như vậy chỉ với nguyên liệu đơn giản và một chút khéo léo mẹ đã pha chế cho bé yêu cốc sinh tố rau má bổ dưỡng, mát lành rồi.
4. Sinh tố dưa hấu, sữa chua ngọt mát
Dưa hấu là loại quả không những ngon ngọt, dễ ăn mà còn cung cấp nước, vitamin cũng như các nguyên tố vi lượng quý giá cho cơ thể. Sữa chua cung cấp cho bé canxi cũng như vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Mùa dưa hấu đến rồi, mẹ hãy nhanh tay làm cho bé món sinh tố này nhé.
Nguyên liệu (cho hai cốc sinh tố)
- Dưa hấu – 1 chén
- Chuối – 1 quả
- Sữa chua – 1/2 chén
- Đá viên
- Đường – 1/2 thìa
Cách thực hiện
- Bước 1: Cắt chuối thành từng miếng nhỏ.
- Bước 2: Cho dưa hấu vào máy xay. Sau đó thêm chuối, sữa chua và một ít nước vào.
-Bước 3: Xay một lần nữa và thêm đường vào. Trộn đến khi đường tan.
-Bước 4: Cho đá vào cốc và sau đó đổ sinh tố dưa hấu vào.
Bây giờ thì cho bé yêu thưởng thức nào!
Thực đơn 8 món cháo ăn dặm cho bé 6 – 9 tháng tuổi trở lên(hải sản khoảng hơn 7 tháng, nấm và các thứ 6 tháng)
********************************************************************************************************
1. Cháo thịt rau muống cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
- Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
- Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh thịt)
- Rau muống 30g (3 muỗng canh)
- Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
- Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
- Gạo vo sạch, cho vào nồi nước, nấu nhừ thành cháo
- Thịt heo băm nhuyễn · Rau muống xắt nhuyễn
- Thịt heo xào với 1 muỗng cà phê dầu cho vào cháo, sau đó cho rau muống vào. Nấu cho chín thịt, rau nêm nếm cho vừa ăn. Cho cháo ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều.
2. Món cháo ăn dặm cho bé từ cá và cà rốt cực ngon
Nguyên liệu:
· Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
· Cá nạc 30g (2 muỗng canh)
· Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
· Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
· Nước mắm, hành…
Cách làm:
. Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
· Cá luộc chín, vớt ra, ướp nước mắm hành tiêu
· Cà rốt cắt hạt lựu thật nhỏ · Cà rốt cho vào cháo nấu mềm
· Cho cá vào nêm nhạt. Trút ra chén, cho 2 muỗng cà phê dầu ăn.
3. Cháo lươn cà rốt cho bé
Nguyên liệu:
· Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
· Thịt lươn 30g (2 muỗng canh) · Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
· Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
.Nước mắm, hành… · Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
· Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
· Lươn làm sạch, thả vào cháo luộc chín, vớt ra.
· Cà rốt cắt hạt lựu nhỏ
· Lươn đã chín, gỡ lấy nạc, ướp chút nước mắm, xào với hành phi 1 muỗng cà phê dầu.
· Cà rốt cho vào cháo nấu mềm.
· Cho lươn vào cháo nêm vừa ăn. Trút ra chén, có thể nêm hành răm nếu trẻ thích.
4. Cháo cua nấm rơm bổ dưỡng cho bé ăn dặm
Cháo cua nấm rơm | Chao cua nam rom
Nguyên liệu:
- Bột gạo cao cấp
- Bột Néstlé: 4 muỗng canh
- Nấm rơm cắt nhuyễn: 1 muỗng canh
- Cua luộc gỡ thịt băm nhuyễn: 1 muỗng canh
- Dầu ăn(Dầu tinh luyện): 1 muỗng canh
- Nước: 1 chén
Cách làm:
. Phi hành trắng đã băm nhuyễn với dầu ăn cho thơm cho nấm rơm vào xào chín, cho cua vào đảo đều
. Cho nước vào đun sôi, bắc xuống và chờ cho nguội bớt
. Trộn bột vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức
5. Cháo óc heo – Đậu Hà Lan
Nguyên liệu:
- Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy).
- Óc heo: 30g (1-2 cái óc gà hoặc 1/4 cái óc heo – 2 muỗng canh).
- Đậu Hà Lan: 30g (2 muỗng canh đầy).
- Dầu ăn: 2,5g (1/2 muỗng cà phê).
- Nước: 250ml (1 chén đầy).
- Nước mắm hoặc muối iod.
Cách làm:
- Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút với 1 chén đầy nước và với đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ.
- Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Nên nêm nhạt. Có thể cho chút hành ngò nếu trẻ thích.
- Đổ cháo ra chén cho 1/2 muỗng dầu ăn.
6. Cháo cật heo – Cải trắng cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
- Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy).
- Cật heo: 30g (1/3 cái cật heo).
- Cải trắng (cải bắc thảo): 30g (3 muỗng canh).
- Dầu ăn: 10g (2 muỗng cà phê).
- Nước: 250ml (1 chén đầy)
- Nước mắm hoặc muối iod.
Cách làm:
- Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút.
- Cật heo xắt mỏng, nhỏ.
- Cải bắc thảo xắt nhuyễn
- Cho cật heo và cải vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Cho thêm hành ngò nếu bé thích.
- Đổ cháo ra chén, cho thêm 2 muỗng dầu ăn.
7. Cháo cua, đậu đỏ, rau ngót
Nguyên liệu:
Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy).
Rau ngót (băm nhuyễn): 3 thìa cafe
Đậu đỏ (hấp chín, tán nhuyễn): 2-3 thìa cafe.
Thịt cua (băm nhuyễn): 3-4 thìa cafe.
Dầu ăn: 2 thìa cafe
Cách làm:
Đun sôi nước, cho thịt cua và rau ngót vào nấu chín. Tiếp đến, bạn cho đậu đỏ, bột gạo vào khuấy đều. Sau đó, bạn đun hỗn hợp trên cho sôi lại, bắc ra bếp, nêm dầu ăn vào. Bạn nên chờ cháo nguội bớt mới nên cho bé thưởng thức.
8. Cháo cá lóc cho bé ăn dặm
Cháo cá lóc là món khá dễ làm và không mất nhiều thời gian, hãy bổ sung ngay vào danh sách thực đơn các món cháo cho bé yêu nhà bạn nhé!
Nguyên liệu:
- Cá lóc (300g)
- Gạo tẻ (25g)
- Gaọ nếp (25g)
- Gia vị vừa đủ.
Cách làm:
Cá lóc làm sạch, cạo bỏ vảy, đem luộc chín, gỡ lấy thịt ướp mắm muối, gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 300 ml nước. Cho gạo tẻ, gạo nếp vào nước xương cá ninh nhừ, khi cháo chín thì cho thịt cá vào quấy đều, khi cháo sôi trở lại là được. Cho trẻ ăn khi cháo nóng ấm, ngày dùng hai lần vào lúc đói.
Làm váng sữa cho con trong 15 phút
********************************************************************************************************
Nguyên liệu:
- 120ml sữa bột
- 10g bột năng, nếu muốn váng sữa đặc hơn có thể tăng lên 15g. Nếu không có bột năng các mẹ có thể thay thế bằng bột bắp.
- 50ml whipping cream
Cách làm:
Bước 1: Mẹ đong 120ml nước ấm với 8 thìa gạt sữa bột mà bé đang dùng. Như vậy là sữa sẽ đặc gấp đôi công thức bình thường mẹ hay cho bé ăn.
Bước 2: Đổ 1 ít sữa vào phần bột năng, khuấy đều cho tan bột.
Bước 3: Tiếp tục cho kem whipping và chỗ sữa còn lại vào hỗn hợp và quậy đều.
Bước 4: Đun hỗn hợp trên bếp để lửa nhỏ. Mẹ chú ý vừa đun vừa dùng đũa quậy sao cho hỗn hợp đặc dần lại nhưng không được để sôi
Bước 5: Khi hỗn hợp đạt đến độ đặc ưng ý, mẹ nhanh tay tắt bếp rồi trút vào các lọ thủy tinh. Để nguôi cất tủ lạnh.
Nếu bé lớn thì các mẹ có thể trộn thêm ít bột Cacao nguyên chất vào hỗn hợp sữa rồi khuấy thì sẽ có váng sữa Socola cho bé đổi vị.
Váng sữa có thành phần chất béo cao, cung cấp nhiều năng lượng nên sẽ tốt cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng váng sữa như một loại thực phẩm bổ sung, không được thay thế sữa hay cháo hàng ngày của trẻ. Lượng váng sữa có thể cho trẻ ăn trong ngày phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại váng sữa được mua. Trung bình, trẻ 6 – 12 tháng tuổi có thể ăn 1/2 – 1 hộp váng sữa/ngày, trẻ trên một tuổi có thể ăn 1 – 2 hộp/ngày, tuỳ vào mức độ dung nạp của trẻ. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao.
Chúc mẹ và bé thành công!
Theo eva
Sữa ngô làm từ sữa công thức: siêu ngon(eva.vn)
****************************************************************************************************************************************************************************Món sữa siêu ngon lại thơm mùi ngô, ngậy ngậy Cún rất mê. Sữa ngô không có đạm, cũng rất ít tinh bột nhưng lại giàu canxi, protein, Vitamin A, E và C cho con yêu. Món này rất phù hợp để thay đổi bữa sáng cho bé nhất là vào những ngày mát trời thế này. Ăn mãi cháo, bột cũng chán phải không ạ! Ngoài ra em cũng lại tiện thể nấu luôn sữa ngô ngon lành ấm bụng cho cả gia đình. Đảm bảo ngon, 'chất' hơn ở ngoài. Em xin mách chị em công thức làm sữa ngô từ sữa công thức của mình:
Nguyên liệu:
- Ngô ngọt
- 1/2 quả bơ
- Sữa công thức và sữa đặc có đường.
- Kem whipping
- Bột sắn
Cách làm:
Bước 1: - Ngô tách lấy hạt,rửa sạch.
Bước 2: Dùng máy xay sinh tố hoặc máy ép xay nhuyễn ngô, lọc bỏ bã, chắt lấy nước ngọt. Mẹ nên cho một chút nước lọc sâm sấp để xay cho dễ.
Nước cốt ngô khá đặc và béo ngậy nên mẹ có thể pha thêm chút nước lọc theo tỷ lệ 1:1
Bước 3: Sữa công thức mẹ pha với nước ấm theo tỷ lệ đong như bình thường cho bé. Mẹ lấy khoảng 300ml sữa công thức.
Bước 4: Quả bơ thái hạt lựu trộn với 1 ít kem whipping.
Bước 5: Cho nước ép ngô lên bếp đun sôi. Mẹ chú ý: Khi đun nước ép mẹ không được đậy vung, thỉnh thoảng cần đảo đều tay để bột ngô không bị dính sẽ gây cháy khét.
Khi nước ép gần sôi, nhanh tay đổ sữa công thức vào, quấy đều tay trên lửa nhỏ. Không được để sôi hỗn hợp vì sẽ làm mất chất trong sữa.
Bột sắn hòa với một ít nước nguội cho tan rồi từ từ đổ vào hỗn hợp sữa đang đun.
Tắt bếp, cho quả bơ vào
Phở bò ăn dặm, chiêu độc của mẹ
***************************************************************************************************************************************************************************Cũng như người lớn, bé có thể lựa chọn món phở làm bữa chính cho mình mà vẫn đảm bảo được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Cháo luôn là món ăn quen thuộc của các bé trong độ tuổi ăn dặm. Dù cho mẹ nỗ lực đổi món hôm cháo bò, cháo heo, hôm cháo cua, cháo tôm, cháo lươn, cháo cá thì cháo vẫn hoàn cháo. Vị thịt gì, vị rau gì nấu cùng cháo thì cũng khó có thể gọi là đổi vị cho bé được. Vậy tại sao mẹ không thử một lần mở rộng phạm vi ăn uống cho bé? Tại sao phải suốt ngày quẩn quanh quấy cháo cho con? Mẹ hãy thử cho bé ăn bánh mì, ăn phở xem sao. Đảm bảo bé sẽ thích mê khi được nếm một món mới lạ hoàn toàn đó.
Và đơn giản, thân quen nhất, đó chính là món phở bò. Phở bò vừa cung cấp cho bé lượng tinh bột, đạm, chất xơ, chất béo cần thiết mà lại có hương vị hấp dẫn, ăn cùng nước dùng lại càng mềm, dễ trôi khiến bé sẽ chẳng ngại ngần gì mà không chén bay khẩu phần. Chỉ có điều nếu mẹ thấy bé quá thích chí với món phở thì cũng đừng cho bé ăn ngày 3 bữa liên tục kẻo bé ngán nhé!
Nguyên liệu chuẩn bị:
3 cái Xương bay
Thịt bò thăn
Cà chua
Húng chó, mùi, hành.
Bánh phở
Cách chế biến:
Bước 1: Đun nước dùng
Mẹ cho xương bay vào nồi ngập nước đun trong vòng 30-45 phút. Lí tưởng nhất là mẹ dung nồi hầm, hoặc nồi ủ thì nước xương đun sẽ tiết ra ngọt nhất.
Bên cạnh đó, mẹ nướng hành khô cho vào nồi nước xương cùng 2 lát gừng, 1 bông hoa hồi cho nước được thơm, dậy mùi. Đây là nước dùng dạng cốt, nên khi đun xong, để nấu nước dung cho bé ăn mẹ chắt ra 1 lượng vừa đủ rồi pha thêm nước sôi vào. Mẹ lưu ý vớt bọt đen thường xuyên để đảm bảo nước dùng được trong.
Nước dùng còn lại mẹ có thể nấu cháo cho bé ăn, rất thơm ngon đó!
Bước 2:
Thịt bò mẹ ướp với gừng trong 15’. Sau đó băm nhỏ tuỳ theo độ thô con ăn được. Cà chua mẹ bỏ vỏ bỏ hạt băm nhỏ. Húng chó, mùi, hành rửa sạch băm nhỏ để riêng.
Bước 3: Cà chua mẹ bỏ vỏ bỏ hạt băm nhỏ. Húng chó, mùi, hành rửa sạch băm nhỏ để riêng.
Rau nấu cho con mẹ nên lưu ý ngâm rửa cẩn thận
Bước 4:
Mẹ cho dầu olive vào chảo, cho 1 ít đầu hành trắng đập dập phi thơm, sau đó cho cà chua vào đảo đều, khi cà chua mềm thì mẹ cho thịt bò vào xào cho đến khi chín thì mới cho hành mùi, húng chó vào đảo nhanh tắt bếp.
Bước 5:
Bánh đa mẹ ngâm trong vòng 15’. Mình lựa chọn bánh phở khô (mua trong siêu thị) để yên tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm, bởi bánh phở tươi ngoài chợ có thể bị ướp hoá chất không an toàn cho bé.
Lưu ý: Nhiều mẹ dùng mì spaghetti thì không chan nước dùng mà chỉ luộc mì và rưới sốt thịt bò cà chua lên trên, nhưng khi bé mới bắt đầu tập ăn mì thì bánh phở khô có lẽ là lựa chọn hợp lí hơn vì đặc tính mềm, mỏng hơn mì Ý.
Sau đó khi nước dùng đã được pha loãng sôi, mẹ cho bánh đa vào trần kĩ trong vòng khoảng 10-15’, vì làm cho bé ăn nên bánh đa cần phải bảo đảm được mềm nhừ. Sau khi bánh phở chín mềm, mẹ cho ra bát dùng kéo cắt nhỏ rồi chan nước dung xâm xấp, đổ thịt bò xào lên trên là món phở bò cho bé đã được hoàn tất, mẹ có thể cho bé thưởng thức
Những món bột bổ dưỡng và ngon tuyệt cho bé **************************************************************************************************************
Từ 6 tháng tuổi, trẻ không còn bú nhiều sữa mẹ nên cần bổ sung một lượng dầu mỡ trong thức ăn dặm cho trẻ. Chính vì vậy, món ăn dặm của trẻ luôn được bổ sung thêm 1, 2 thìa dầu ăn thích hợp.
1. Bột thịt sữa tươi rau dền
Nguyên liệu:
Bột gạo: 50g
Thịt băm: 25g
Sữa tươi: 50 ml
Rau dền: 30g
1 thìa cà phê dầu ăn cho bé Baby Extra virgin
Cách làm:
Bột gạo cho ít nước vào ngâm khoảng 15 phút cho bột nở và lắng xuống nồi, chắt hết nước ngâm ra, cho sữa tươi vào, bắc lên bếp khuấy đều
Rau dền nhặt rửa sạch, cho vào cối xay cùng với thịt băm và sữa tươi đến khi hỗn hợp mịn là được
Cho hỗn hợp đã xay mịn vào nồi bột khuấy tiếp cho đến khi các hỗn hợp chín và hoà lẫn vào nhau, tắt bếp.
Múc bột ra chén, cho dầu ăn cho bé Baby Extra virgin vào trộn đều rồi làm nguội, đút cho bé ăn.
2. Bột lươn khoai tây mồng tơi
Nguyên liệu:
Bột gạo: 50g
Thịt lươn: 25g
Khoai tây: 1/2 củ
Rau mồng tơi: 30g
1 thìa cà phê dầu ăn cho bé Baby extra virgin
Cách làm:
Bột gạo cho ít nước vào ngâm khoảng 15 phút cho bột nở và lắng xuống nồi, chắt hết nước ngâm ra, cho nước hầm xương vào, bắc lên bếp khuấy đều.
Rau mồng tơi rửa sạch, cho vào cối xay mịn với lươn, khoai tây và ít nước hầm xương
Cho hỗn hợp đã xay mịn vào nồi bột khuấy đều cho các hỗn hợp chín và hoà lẫn với nhau là được
Múc bột ra chén, cho dầu ăn cho bé Baby extra virgin vào, trộn đều rồi làm nguội trước khi cho bé ăn
3. Bột cá trứng, rau muống
Nguyên liệu:
Bột gạo: 50 g
Thịt cá thu: 25g
Trứng gà: 1/2 quả
Rau muống: 30g
Whipping cream: 3ml
1 thìa cà phê dầu ăn cho bé Baby extra virgin
Cách làm:
Bột gạo cho ít nước vào ngâm khoảng 15 phút cho bột nở và lắng xuống nồi, chắt hết nước ngâm ra, cho nước hầm xương vào, bắc lên bếp khuấy đều.
Rau muống rửa sạch cho vào cối xay mịn cùng với cá thu, trứng gà và ít nước hầm xương
Cho hỗn hợp đã xay mịn vào nồi bột khuấy đều, thêm whipping cream vào, khuấy đến khi hỗn hợp chín và hoà lẫn với nhau là được.
Múc bột ra chén, cho dầu ăn cho bé Baby extra virgin vào trộn đều rồi làm nguội, đút cho bé ăn.
4. Bột cà chua thịt bò
Nguyên liệu:
Bột gạo: 50g
Thịt bò: 25g
Cà chua: 1/2 quả
Cải ngọt: 30g
1 thìa cà phê dầu ăn cho bé Baby extra virgin
Cách làm:
Bột gạo cho ít nước vào ngâm khoảng 15 phút cho bột nở và lắng xuống nồi, chắt hết nước ngâm ra, cho nước hầm xương vào, bắc lên bếp khuấy đều.
Cải ngọt rửa sạch cho vào cối xay mịn với thịt bò, cà chua và ít nước hầm xương
Cho hỗn hợp đã xay mịn vào nồi bột, khuấy đều cho các hỗn hợp chín và hoà lẫn với nhau là được
Múc bột ra chén, cho dầu ăn cho bé Baby Extra virgin vào trộn đều rồi làm nguội trước khi cho bé ăn
Dạy con tập xúc bằng Mỳ Ý bạch tuộc
**********************************************************************************************
Mẹ cần chuẩn bị:
- 20g sợi mỳ Italy
- ít cà chua bi
- 2 cây xúc xích
- Dầu ăn, xì dầu, hành tỏi, bột nêm
Bắt tay vào thực hiện:
Bước 1: Hành,Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Cà chua bi mẹ ngâm nước muối, rửa sạch.
Bước 2:
Bắc nồi nước sôi, dùng một nửa phần mỳ Italy cho vào nồi luộc trong vòng 7-8 phút. Vớt ra trộn với chút dầu ăn hoặc dầu oliu cho khỏi dính. Mẹ chú ý luộc mỳ Ý không được xả qua nước lạnh.
Bước 3:
Xúc xích cắt nhỏ. Xiên một nửa phần mỳ Ý còn lại qua từng đoạn xúc xích. Một miếng xúc xích có thể có 4-5 cọng mì.
Cho xúc xích đã được xiên mỳ vào nồi nước luộc chín, vớt ra để ráo.
Bước 4:
Cà chua cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc mẹ xắt nhỏ băm nhuyễn.
Phi thơm hành tỏi đổ cà chua vào đảo nhanh tay,cho chút Ketchup nếu muốn màu đẹp mắt và thêm chút bột ngô để hỗn hợp sền sệt. Nêm nếm gia vị vừa ăn cho bé
Bước 5: Bày xúc xích và mỳ Ý ra dĩa,bên trên rưới hỗn hợp sốt cà chua. Cho bé ăn ngay lúc nóng.
Mẹ có thể rắc thêm cho bé chút phô mai bào sợi
Mẹ Tôm mách cách làm kem chuối lạc không cần máy cực ngon
****************************************************************************************************************************************************************************
Nguyên liệu:
300ml sữa chua ( tương đương 3 hộp vinamill nhé)
150ml nước cốt dừa (lon nước cốt dừa mua ở chợ hoặc siêu thị, không phải nước dừa tươi)
150ml sữa đặc (tầm nửa hộp)
1 lạng lạc đã rang chín, giã nhỏ
10 nghìn dừa nạo sợi
4 quả chuối tây ( chuối tây vị đậm đà hơn)
Cách làm:
Chuối mỗi quả cắt làm 3,4 theo chiều dọc.
Trộn đều nước cốt dừa, sữa đặc, sữa chua vào một bát to.
Múc 1 muôi hỗn hợp đã trộn vào hộp ( mình dùng luôn hộp kem to, chỗ nguyên liệu này vừa tròn 1 hộp nhé). Sau đó xếp 1 lớp chuối vào, rắc tiếp một lớp lạc, dừa nạo sợi.... Cứ thế làm đến lúc hết nguyên liệu. Trên cùng rắc nhiều lạc và dừa nạo sợi, lấy tay ấn nhẹ để lạc và dừa dính vào kem để ko bị rơi ra lúc ăn.
Để ngăn đá tầm 4h là ăn được nhé. (cái này tùy từng tủ lạnh nha, tủ lạnh xịn có khi 2h đã đông cứng rồi, nhưng tủ lạnh dùng lâu rồi thì các mẹ để lâu hơn 1 chút để kem đông hẳn).
Khi hoàn thành, nhúng hộp vào chậu nước, lấy kem ra rất dễ dàng, cắt miếng vừa ăn và mời cả nhà thưởng thức thôi.
Mọi người có thể thay chuối bằng mít, xoài nhé đều rất thơm ngon.
Mẹ nấu cháo ngon, con ăn thun thút(eva.vn)
***************************************************************************************************************************************************************************Các mẹ có thể chế biến nhiều món cháo ngon và giàu dinh dưỡng khác nhau cho bé yêu đổi vị.
Từ 6 - 12 tháng tuổi là mẹ đã có thể cho bé ăn cháo được rồi. Sau đây là một vài món cháo ngon cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi.
1. Cháo thịt bằm rau xanh
Nguyên liệu:
- Gạo 50g, rau xanh 20g, thịt nạc ( thịt lợn hoặc thịt lườn gà) 20g, nước dùng 4 bát.
Cách làm:
- Gạo rửa sạch, ngâm khoảng 1 tiếng, nấu với nước dùng thành cháo.
- Rau rửa sạch, băm nhỏ.
- Thịt nạc chia miếng mỏng, cho một ít muối, luộc trong 10 phút, sau đó đem băm nhỏ.
- Bỏ thịt và rau vào nồi cháo đảo đều trong ít phút là có thể cho bé yêu thưởng thức.
Cháo thịt bằm rau xanh vừa dễ chế biến lại giàu dinh dưỡng (Hinh minh họa)
2. Cháo cật cải thảo
Nguyên liệu:
- 25 g gạo tẻ (1 nắm tay vừa), 20 g cật heo băm, 10 g cải thảo, 1,5 thìa súp dầu ăn, 1 thìa cà phê nước mắm ngon hoặc 1/4 thìa cà phê muối i ốt.
Cách làm:
- Gạo nhặt sạch, vo sơ, nấu chín mềm để được một bát cháo đặc.
- Cật cắt bỏ phần lõi trắng, rửa sạch, băm nhuyễn.
- Cải thảo rửa qua nước muối loãng, băm nhuyễn.
- Hòa cháo đặc trong 100 ml nước (khoảng 1/2 bát), cho cật vào, bắc lên bếp nấu sôi 5 phút.
- Nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, sau đó cho cải thảo vào, khuấy đều, đậy nắp đun khoảng 3 phút.
- Tắt bếp, đợi cháo hơi nguội rồi thêm vào 1,5 thìa súp dầu ăn, khuấy đều.
3. Cháo bát bảo
Nguyên liệu:
- Lạc sống 10g, đậu tương 10g, hạt ý dĩ 50g, đậu đỏ 10g, gạo nếp 10g, táo ta 10g, hạt sen 10g, long nhãn 10g, đường vừa đủ, 10 bát nước.
Cách làm:
- Cho lạc, đậu tương, ý dĩ, đậu đỏ rửa sạch ngâm trong nước khoảng 5 tiếng.
- Cho 10 bát nước, gạo nếp và táo ta nấu trong 25 phút.
- Sau cùng cho long nhãn đun thêm 20 phút. Nêm đường vừa ăn.
4. Cháo bí xanh tôm nõn
Nguyên liệu:
- 150g gạo tẻ, 80g tôm tươi, 100g bí xanh, 1/2 thìa cà phê hành tỏi băm, 1 nhánh hành lá, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê dầu ăn.
Cách làm:
- Tôm tươi rửa sạch, lột vỏ để riêng, bỏ chỉ đen, băm nhỏ.
- Bí đao gọt bỏ vỏ và hạt, rửa sạch, xắt nhỏ. Hành lá rửa sạch, xắt nhuyễn.
- Cho dầu ăn vào nồi, làm nóng, phi thơm hành tỏi băm, cho phần vỏ tôm vào nấu sôi lấy nước dùng.
- Nước dùng sôi, vớt bỏ bọt và vỏ tôm. Cho gạo vào, riu nhỏ lửa nấu cháo.
- Cháo sôi, tiếp tục cho bí xanh vào nấu cho mềm. Sau đó trút phần tôm vào, nấu cho cháo chín sôi trở lại.
- Cho nước mắm vào, nêm nếm vừa ăn, cho hành lá xắt nhuyễn vào.
- Múc cháo ra bát, cho dầu ăn vào, trộn đều, cho bé dùng ấm.
5. Cháo gà/thăn lợn nấm
Nguyên liệu:
- Thịt gà (thăn lợn), gạo, nấm sò (nấm hương hoặc nấm rơm), hành khô, mùi thơm, hành hoa, gừng, muối.
Cách làm:
- Thịt gà/thăn lợn băm nhỏ (hòa chút nước lạnh cho khỏi vón)
- Nấm sò/hương tươi/nấm rơm rửa sạch, bóp nhẹ cho ra bớt nước, thái miếng nhỏ vừa bé ăn. Mẹ nào cẩn thận thì trần qua nước sôi - thực ra trần qua nước sôi vừa để hạn chế ngộ độc vừa giúp khi nấu nấm sẽ ra ít nước hơn.
- Phi thơm hành khô, cho nấm vào đảo đều cho thơm, trút chỗ thịt băm vào đảo cho chín, cho cháo đã hầm nhừ vào (có thể thay cháo bằng bún, mì, phở...)
- Đun đến sôi trở lại là được, có thể thêm chút mùi thơm, hành hoa cho thay đổi mùi vị.
- Cho bé ăn nấm, có thể thêm chút gừng vì nấm mang tính lạnh.
6. Cháo phô mai
Nguyên liệu:
- Hành tây 10g, gạo 50g, nước 4 bát, phô mai 5g.
Cách làm:
- Hành tây rửa sạch thái khúc nhỏ đem xào chín.
- Đun sôi nước cho gạo nấu thành cháo.
- Cho hành tây, phô mai đun đến khi phô mai tan đều là được.
7. Cháo óc heo, đậu hà lan
Nguyên liệu:
- Gạo 20g, óc heo 30g (1-2 cái óc gà hoặc 1/4 cái óc heo), đậu Hà lan 30g, dầu ăn 2,5g, nước mắm hoặc muối iốt, nước 250ml.
Cách làm:
- Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút với 1 chén đầy nước và với đậu Hà lan đã ngâm bóc vỏ.
- Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước, cho vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Nên nêm nhạt. Có thể cho chút hành mùi nếu bé thích.
- Đổ cháo ra chén cho 1/2 muỗng dầu ăn.
8. Cháo gan gà, khoai lang, bí
Nguyên liệu:
- Gạo 20g, gan gà hoặc heo, bò 30g, khoai lang bí 30g, dầu ăn 10g, nước mắm iốt hoặc muối iốt.
Cách làm:
- Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút với 1 chén nước đầy.
- Gan gà băm nhuyễn sau khi lạng hết màng xơ.
- Lấy 1 miếng khoai luộc, khoai hấp tán nhuyễn với vài muỗng nước cháo.
- Cho gan và khoai tán vào cháo đã chín, cho sôi lại trong 2-3 phút. Nên nêm nhạt.
- Đổ cháo ra chén và thêm 2 muỗng dầu ăn
- Cho chút hành mùi tán nhuyễn nếu bé thích.
Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 7 tháng tuổi(afamily.com)
********************************************************************************************************************************************************************************************
Sang đến tháng thứ 7, các mẹ có thể làm một số món để bé tập nhai. Các mẹ đừng nghĩ rằng phải có răng bé mới biết nhai nhé, kể cả khi mới nhú một chiếc răng hay chưa có răng nào, bé cũng sẽ tự biết cách xử lý thức ăn của riêng mình.
Ngoài việc nấu riêng những món để bé tập nhai thì trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho con hàng ngày, các mẹ có thể bớt lại một chút để bé tự cầm ăn. Cho dù bé có ăn hay không ăn phần đồ ăn tập nhai đó thì mẹ cũng nên kiên trì làm cho con.
Và một điều các mẹ không bao giờ được phép quên đó là không được ép con ăn vì việc nấu nướng là của mẹ, còn ăn bao nhiêu là quyền của con.
Mẹ Áo Hồng sẽ gợi ý cho các mẹ thực đơn và cách chế biến một số món ăn dặm cho bé giai đoạn 7 tháng tuổi.
1. Thịt gà sốt táo và cà chua, cho con ăn món này với nui.
Cách nấu: Thịt, nui, táo cà chua cho vào nồi nấu chín. Táo cắt to một chút để khi chín lấy ra cho dễ. Khi chín lấy táo, thịt bò và cà chua (cà chua nấu chín bỏ vỏ) xay đều. Nui cũng xay ra, tùy theo khả năng ăn thô mịn của mỗi bé mà mẹ xay nhiều hay ít. Các mẹ nhớ nấu ít nui thôi vì nui sẽ nở ra rất nhiều.
Món này có táo tạo vị rất thơm và ngọt. Ăn kèm canh rau cải bó xôi cho bé dễ nuốt vì nui khi xay ra thường dẻo dẻo khó nuốt.
2. Rau củ hấp trứng
Cách nấu: 1/2 quả bì ngòi cắt lát mỏng, 1 củ khoai tây nhỏ. Cho tất cả vào luộc chín. Xay mịn với 1/2 lòng đỏ trứng gà sau đó đổ ra bát rồi cho vào nồi hấp chín (khoảng 10 phút).
Mẹ có thể cho con ăn trong chén hấp hay úp ngược ra đĩa và trình bày thêm một chút cho đẹp mắt thì tùy thích.
Lưu ý: Khi hấp các mẹ nhớ lót một lớp khăn bên dưới để khi nước sôi thì bát thức ăn không bị đổ, lật hay kêu. Có thể thay bí ngòi bằng cà rốt hoặc các loại ra khác.
Món ăn này rất mềm, mịn, thơm và dễ ăn.
3. Bí đỏ hấp trứng, khoai tây và jambong (1 miếng jambong nhỏ khoảng 1 ngón tay) loại ít muối. Cách nấu giống rau củ hấp trứng ở trên.
4. Bí ngòi, khoai tây, súp lơ xanh, cà chua, táo, cá (1 miếng nhỏ), nui. Cách nấu: Rau củ thì tùy theo khả năng bé ăn bao nhiêu thì mẹ nấu bấy nhiêu. Rau củ lâu chín bào mỏng nấu trước, gần chín thì cho cà chua, cá vào nấu cho chín. Tắt bếp, để bớt nóng và xay vừa độ ăn của bé. Thêm bơ hay dầu ăn vào.
5. Bí ngòi dồn (cá, bí ngòi, cà rốt, khoai lang, súp lơ xanh và chút xíu lòng đỏ trứng).
Một chén nhỏ: Phô mai tươi được làm từ sữa công thức.
Cơm nấu với lá rong biển viên thành từng viên nhỏ cho bé dễ ăn.
6. Đây là món ăn cung cấp nhiều vitamin cho bé. Các mẹ cần chuẩn bị: Khoai lang (1/2 củ), táo đỏ (1/2 quả), cà rốt (1 khoanh nhỏ), khoai tây (1 củ nhỏ, khoảng 20g), ớt chuông đỏ (1 chút), cá (30g).
Cách nấu: Tất cả cho vào nồi nấu chín, muốn ăn sệt thì nấu ít nước và lửa nhỏ nhỏ chừng 10 phút. Khi chín, lấy ra xay nhuyễn.
Lưu ý: Các mẹ có thể thay khoai lang, khoai tây bằng cơm/ cháo/ mì; thay cá bằng thịt gà/ lợn... đều được. Nếu dùng khoai tây thì nên cho ít vì nếu cho nhiều sẽ khó ăn. Ớt đỏ và cà rốt cũng cho ít để tạo vị.
Món này có mùi thơm, vị ngọt, rất dễ ăn.
7. Nguyên liệu: Rau củ khoảng 200g: Bí ngòi, cải bó xôi, 1 ít phần trắng hành boa-rô, ớt chuông đỏ, và thịt gà (30g). Cho tất cả vào nấu chín và xay theo độ ăn thô của từng bé
Các món cháo ngon cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng
********************************************************************************************************
Cháo cật cải thảo
Nguyên liệu: 25 g gạo tẻ (1 nắm tay vừa), 20 g cật heo băm, 10 g cải thảo, 1,5 thìa súp dầu ăn, 1 thìa cà phê nước mắm ngon hoặc 1/4 thìa cà phê muối i ốt.
Cách làm: Gạo nhặt sạch, vo sơ, nấu chín mềm để được một bát cháo đặc. Cật cắt bỏ phần lõi trắng, rửa sạch, băm nhuyễn. Cải thảo rửa qua nước muối loãng, băm nhuyễn. Hòa cháo đặc trong 100 ml nước (khoảng 1/2 bát), cho cật vào, bắc lên bếp nấu sôi 5 phút. Nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, sau đó cho cải thảo vào, khuấy đều, đậy nắp đun khoảng 3 phút. Tắt bếp, đợi cháo hơi nguội rồi thêm vào 1,5 thìa súp dầu ăn, khuấy đều.
3: Cháo tôm cải xanh
Nguyên liệu: 25 g gạo tẻ, 20 g tôm, 10 g cải xanh, 1,5 thìa súp dầu ăn, 2 thìa cà phê nước mắm ngon hoặc 1/4 thìa cà phê muối i-ốt.
Cách làm: Gạo nhặt sạch, vo sơ, nấu chín mềm để được một bát cháo đặc. Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi, chỉ đen, băm nhuyễn. Cải xanh rửa sạch, thái thật nhuyễn hoặc băm nhỏ. Hòa cháo đặc và tôm trong 1/2 bát nước, bắc lên bếp nấu sôi 2-3 phút. Nêm nước mắm hoặc muối, cho tiếp rau cải xanh vào, đảo đều, tắt bếp. Nếu muốn giảm vị nồng của cải, đun thêm 2-3 phút.
Cháo thịt heo, sen, đậu xanh
Nguyên liệu: Thịt heo: 100g; Đậu xanh: 1 nhúm nhỏ; Hạt sen: 5 – 7 hạt; Lá sen: 1 chiếc nhỏ ( đừng già quá mà cũng đừng non quá); Gạo tẻ, 1 nhúm gạo nếp
Cháo thịt heo, sen, đậu xanh
Cháo thịt heo, sen, đậu xanh
Cách làm:
– Cho gạo và đậu xanh vào nấu chung.
– Hạt sen luộc chín, giã nhỏ, cho vào nồi cháo đang nấu.
– Xào thịt heo đã băm nhỏ cho thật thơm, nêm mắm, cho cháo đã nhừ vào nấu cùng thịt heo, để lâu 1 chút cho cháo ngọt. Khi cháo đã dậy mùi thơm thì cho lá sen cắt nhuyễn vào nồi cháo. Nấu cỡ 2 phút, khi thấy mùi lá sen thơm nức thì vớt bỏ lá sen đi. Nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt lửa rồi cho một ít dầu ăn vào.
Công dụng: Hạt sen và lá sen có công dụng dưỡng tâm, an thần, thích hợp cho các bé hay giật mình, bồn chồn, mất ngủ, đi tiểu nước vàng, táo bón, ăn khi trời nóng làm giải nhiệt rất tốt.
Cách làm sữa chua và phomai tươi
********************************************************************************************************
Công thức làm sữa chua:
1 lon sữa đặc, 1 lon nước nóng già, 2 lon sữa tươi ( Nóng 30 độ, có thể đun 1 tẹo hoặc cho lò vi sóng 20_30s, 1 hộp sữa chua Ba vì làm men, khuấy đều, ủ 6_8h trong máy ủ ( tùy gia đình thích ăn chua hay ngọt nhé, nếu thích chua thì ủ 8h, còn ko tầm 7h là ngon rồi). Sau khi ủ, mọi người cất ngăn mát tủ lạnh chừng nửa ngày, thì sữa chua mới thật sự ngon nhé, ủ xong ăn vẫn chưa ngon đâu. Mọi người ko có máy thì ủ bằng thùng xốp hoặc nồi cơm điện).
Vì mục đích là làm phomai, nên mình ủ sữa chua luôn ở bát tô to, lấy dao cắt quân cờ, ngâm cả bát sữa chua 15 phút trong xoong nước nóng chừng 60 độ để tách nước. Sau đó cho sữa chua vào khăn xô 4 lớp, buộc chặt, treo 3h đồng hồ là có ngay món phô mai tươi bổ dưỡng cho con ạ.
Sản phẩm mình ăn thấy ngon hơn phô mai con bò cười. Vị béo hơn, chua chua, ngậy ngậy, ko có vị mặn như phomai con bò cười, và mình làm nên phomai mềm hơn, không bị sít cổ khi ăn
Mọi người có thể thử làm phomai bằng tất cả các loại sữa chua dành cho người lớn, ba vì, vinamill ý).
(Phần nước sau khi đã tách phomai, cũng ngon lắm ý)
5 nguyên tắc “nhập môn” ăn dặm kiểu Nhật cho mẹ và bé
Các bà mẹ ít khi biết rằng, bắt đầu từ 5 tháng đã có thể cho bé tập ăn dặm mà không cần phải đợi đến 6 tháng, nếu như bé có các biểu hiện muốn ăn.
1. Cho bé làm quen với ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?
Các bà mẹ ít khi biết rằng, bắt đầu từ 5 tháng đã có thể cho bé tập ăn dặm mà không cần phải đợi đến 6 tháng, nếu như bé có các biểu hiện muốn ăn.
Các biểu hiện muốn ăn dặm của trẻ bao gồm:
– Miệng nhai tóp tép bắt chước người lớn.
– Đùn lưỡi ra vào nhiều khi nhìn người lớn ăn.
– Đã ngồi khá vững (cứng cổ).
Mục đích của giai đoạn này là TẬP cho bé làm quen với cách ăn bằng thìa, với thức ăn đặc hơn sữa là chính. Thức ăn của bé được chế biến thành dạng bột và sánh để bé dễ nuốt. Độ loãng của súp đạm và súp rau giống như cháo tỉ lệ 1:10.
Bắt đầu bằng cháo nấu tỷ lệ 1 gạo: 10 nước, cà nhuyễn. Lượng bắt đầu là 1 thìa (5ml).
Sau 1 tuần cho bé ăn cháo trắng nghiền, bắt đầu chế biến các loại rau củ và cho bé ăn kèm với cháo. Với bất kỳ 1 loại thực phẩm nào mới, lượng ăn chỉ nên là 1 thìa lúc ban đầu và theo dõi phản ứng của bé (rối loạn tiêu hóa, hay nôn trớ, v.v… nếu có) để có hướng xử trí phù hợp. Chỉ giới thiệu 1 loại thực phẩm mới mỗi lần và không trộn chung 2 loại thực phẩm.
Khi bắt đầu tuần thứ 3, cũng bắt đầu với 1 thìa đạm khi cho bé thử lần đầu tiên. Nếu tăng lượng thì chỉ cho bé ăn từng phần nhỏ mỗi lần. Mục đích của giai đoạn này chỉ là tập ăn và giới thiệu mùi vị của các loại thực phẩm mà thôi, sữa vẫn là chính, do đó nếu như bé không khoái lắm thì cũng đừng quá sốt ruột hay lo lắng.
2. Bé ăn mấy bữa/ngày là đủ? Cho bé ăn vào lúc nào?
Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày
Bữa ăn dặm nên được tách ra riêng biệt so với cữ sữa của bé. Một phần là để cho bé nhận thức được đó là ăn dặm, phần khác quan trọng hơn là để phòng ngừa khả năng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra nếu kết hợp thực phẩm nào đó với sữa.
Thời gian cho ăn hay được khuyên là 9 – 10h sáng, thời điểm bé tỉnh táo và dễ dàng hợp tác. Tuy nhiên giờ ăn có thể thay đổi để phù hợp với lịch sinh hoạt của từng gia đình.
Một gợi ý là cho bé ăn gần hoặc trùng giờ với giờ ăn của cả nhà để bé có thể hưởng niềm vui ăn uống cùng mẹ và mọi người.
Cần lưu ý tới các giấc ngủ của bé, tránh cho bé ăn trong lúc ngái ngủ dễ khiến bé không thoải mái.
3. Nấu ăn cho bé cần lưu ý những gì?
Tất cả các thực phẩm cho bé ăn trong giai đoạn này cần được nấu chín nhừ và nghiền nhuyễn.
Không nêm mắm muối để bé có thể biết được vị tự nhiên của thực phẩm và từ đó đưa ra lựa chọn (thích hoặc không thích, ăn ít hoặc ăn nhiều).
4. Những thực phẩm phù hợp với bé?
– Nhóm đường bột : Gạo, bánh mỳ, mỳ, khoai tây, khoai lang, chuối.
– Nhóm đạm: Lòng đỏ trứng luộc, sữa chua trắng (không có vị gì, không đường), phô mai, đậu phụ, cá thịt trắng.
– Nhóm vitamin: Rau chân vịt, bắp cải, cải thảo, rau diếp, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, củ cải, bí đỏ, cà chua, dâu tây, táo.
5. Những thực ẩm không phù hợp với bé?
Những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm, cua…, các loại ốc, mì sợi, thịt, trứng…dễ gây dị ứng cho bé. Ở giai đoạn này, nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.
Hướng dẫn làm ruốc tôm cho bé
****************************************************************************************************************************************************************************Mẹ chọn mua 3 lạng tôm tươi. Khi chọn tôm, mẹ lưu ý nên chọn tôm còn sống, bơi lội, tuyệt đối không mua tôm đã có mùi khó chịu, mềm nhũn, đầu bị tách khỏi thân, bị nhớt, đó là loại tôm đã hỏng, cho trẻ ăn dễ bị ngộ độc.
Bước 1: Hấp tôm với một ít sả đập dập cho thơm, khử mùi tanh của tôm trong vòng 30 phút.
Mẹ nên hấp tôm thay vì luộc để tôm không bị mất nước và giữ được vị ngọt tự nhiên. Khi hấp, mẹ nên lưu ý để lửa nhỏ tránh nước sôi trào làm tôm mất ngon.
Bước 2: Sau khi tôm chín, mẹ gắp tôm ra, bóc vỏ, bỏ chân/đầu tôm, lọc phần chỉ đen ở lưng, chỉ giữ lại phần thịt tôm.
Với phần vỏ tôm và đầu tôm, mẹ có thể xay, sau đó lọc lấy nước để đun cháo cho con sẽ rất đậm đà và thơm ngon.
Bước 3: Thái nhỏ thịt tôm, sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẹ nên cho tôm vào giã từng ít một để tránh tình trạng sót miếng to gây hóc trớ cho bé.
Thịt tôm khó giã hơn thịt heo, khi giã tôm mẹ chú ý cần phải kiên trì. Sau đó dùng tay bóp nhuyễn kiểm tra độ thô của thịt tôm.
Bước 4: Mẹ trộn một ít dầu gấc vào thịt tôm. Bắc chảo lên bếp để lửa vừa, đổ tôm vào xào đều tay.
Khi xào, mẹ nên dùng thìa để miết tránh thịt tôm bị vón cục. Thời gian xào khoảng 10-15 phút để tránh tôm bị quá khô và cứng.
Vậy là mẹ đã hoàn thành xong món ruốc tôm cho bé rồi đó, thật đơn giản phải không nào!
Để ăn cháo với ruốc tôm, một gợi ý cho mẹ đó là hãy cho bé ăn với cà rốt, vị ngọt mát của cà rốt sẽ tang thêm hương vị đậm đà của món tôm. Một bát cháo có màu đỏ hấp dẫn sẽ giúp kích thích vị giác của bé yêu đó mẹ ạ. Ngoài ra, một số loại rau củ quả như rau dền, rau mùng tơi, bầu, bí cũng là những lựa chọn hấp dẫn để chế biến cùng món tôm.
Chúc bé và mẹ có những bữa ăn vui vẻ bên nhau!Mẹ Gấu
Hướng dẫn mẹ nấu món súp chuối cà chua cho bé độ tuổi ăn dặm
****************************************************************************************************************************************************************************
Nguyên liệu:
60gram bơ lạt
60gram bột mì
1 thìa phở kem whipping
2 quả chuối chín, 1 quả cà chua , 1 chân gà ta.
Cách làm
Bước 1: Cà chua rửa sạch, ngâm muỗi rồi luộc sơ để bóc vỏ.
Thái nhỏ chuối và cà chua vừa miệng ăn của bé.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp cho nóng vừa rồi bỏ bơ vào để bơ tan dần.
Mẹ chú ý để lửa nhỏ, không được để bơ chuyển màu.
Bước 3: Đổ bột mì vào khuấy đều.
Bước 4: Cho chuối và cà chua vào chảo, đảo đều tay trong vòng 1 phút.
Bước 5: Cho 1 lít nước chân gà vào chảo. Trộn đều.
Bước 6: Đậy nắp, đun hỗn hợp trong vòng 10 phút.
Bước 7: Sau khi hỗn hợp nhừ nhuyễn, cho một thìa phở kem whipping vào trộn đều rồi nhanh tay tắt bếp.
Củ cải ăn dặm: ‘nhân sâm’ giá rẻ cho bé(http://meonuoicon.com/)
**************************************************************************************************************************************************************************************************
Mẹ sẽ ngạc nhiên trước những lợi ích bất ngờ củ cải đem lại cho sức khỏe con yêu đấy.
Củ cải giàu vitamin C, canxi, một ít chất xơ và protein. Thêm vào đó, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp món cháo của bé thêm thơm ngon đậm đà. Điều này hẳn mẹ nào cũng rõ. Vậy nhưng chẳng phải tự nhiên mà người Trung Quốc coi củ cải như một loại “nhân sâm” giá rẻ. Mẹ sẽ ngạc nhiên trước những lợi ích bất ngờ của củ cải đối với sức khỏe của con.
Lý do bé nên ăn củ cải
Chữa ho, tiêu đờm: Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Điều này làm cho củ cải có một vị cay tự nhiên. Đối với những bé mùa đông hay bị tắc mũi, ho, đờm, mẹ có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này. Củ cải sẽ giúp loại bỏ chất nhầy trong cổ họng bé, giúp trẻ làm dịu cổ họng và đặc biệt hữu ích với những bé đang bị cảm lạnh.
Hỗ trợ tiêu hóa: Củ cải có tác dụng làm sạch tự nhiên cho hệ tiêu hóa, giúp phá vỡ và loại bỏ các thức ăn , độc tố khó tiêu trì trệ trong dạ dày trẻ.
Ngăn ngừa nhiễm virus: Vì có hàm lượng vitamin C rất cao, củ cải giúp trẻ tăng sức đề kháng và tránh lây nhiễm virus.
Thời điểm cho bé ăn củ cải
Mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn củ cải vào giai đoạn 7-8 tháng. Củ cải mọc dưới đất nên khá lành và ít nhiễm thuốc sâu. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, với bất cứ loại thực phẩm nào, khi cho trẻ tập ăn đều chỉ nên ăn ít một, không ồ ạt và quan sát phản ứng của con.
Cách chọn củ cải cho bé
Cải cải cho bé mẹ nên lựa những củ còn tươi, không bị chuyển màu, thâm dập, cầm chắc tay. Nên bảo quản củ cải ở nơi thoáng mát trong phòng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh. Chỉ nên cắt củ cải trước khi bạn chế biến. Với củ cải đã được gọt vỏ, thái lát, mẹ nên để chúng trong một bát nước lọc, đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian an toàn không quá 2 ngày.
Một số lưu ý khi chế biến củ cải ăn dặm
Củ cải có thể gọt vỏ, luộc hoặc hấp cho bé ăn nguyên miếng hạt lựu mềm. Ngoài ra mẹ có thể cho vào cháo thịt của bé hay ninh hỗn hợp củ cải, hành tây, khoai tây, su hào để lấy nước ngọt nấu cháo cho con.
Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý hạn chế ninh nấu cà rốt cùng củ cải. Cà rốt nấu chung với củ cải thường rất thơm ngon, ngọt nước bé thích mê, Vậy nhưng sự kết hợp này không có lợi cho con về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo cách làm dưới đây với món củ cải:
1. Củ cải nghiền
Củ cải được rửa sach, gọt vỏ, thái hạt lựu, sau đó bỏ vào nồi hấp cho đến khi củ cải chín mềm là được. Tiếp đến, mẹ dùng thìa hoặc máy xay dầm nhuyễn củ cải (có thể thêm chút nước lọc để hỗn hợp bớt đặc) trước khi cho bé thưởng thức.
2. Cháo củ cải thịt nạc
Củ cải rửa sạch, gọt vỏ thái hạt lựu.
Thịt heo nạc xay khoảng 50 gram.
Đun gạo với nước thành cháo có độ đặc vừa ý. Sau đó mẹ cho củ cải và thịt nạc vào khuấy đều. Đợi thêm 10 phút cho củ cải chín thì tắt bếp, cho một thìa dầu ăn rồi múc ra cho trẻ ăn nóng. Có thể xay lợn cợn cho phù hợp với khả năng ăn của bé.
3. Củ cải xào trứng mềm
Củ cải rửa sạch, gọt vỏ thái sợi dài, mỏng. Cho một ít dầu ăn hoặc dầu oliu vào chảo, xào mềm củ cải. Đến khi củ cải chuyển trong, đập 1 lòng đỏ trứng gà vào xào cùng. Củ cải trứng chín cho ra để bé ăn kèm cháo trắng hoặc ăn không để tập nhai.
Tổng hợp món có thể làm trong 5 phút
************************************************************************************************************************************************************************************************
Thịt bò và khoai tây đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, mùi vị của cháo vừa có vị ngọt của thịt bò, béo bùi của khoai tây, vị thơm của dầu ăn dinh dưỡng sẽ càng khiến món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn với bé.
1. Cháo thịt bò khoai tây:
Thịt bò và khoai tây đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, mùi vị của cháo vừa có vị ngọt của thịt bò, béo bùi của khoai tây, vị thơm của dầu ăn dinh dưỡng sẽ càng khiến món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn với bé.
*Nguyên liệu:
50g bột gạo
30g thịt bò
20g khoai tây
1 bát con nước
1 thìa dầu ăn
*Cách làm:
-Khoai tây luộc chín trước, sau đó nghiền nát.
-Cho nước, khoai tây và thịt bò vào đun nhỏ lửa tới khi chín đều. Đun khoảng 3 phút, bắc nồi ra khỏi bếp, để nước nguội bớt.
-Cho tiếp bột gạo vào khuấy cho tan đều với thịt và cà rốt, đem đun trở lại, vừa đun vừa khuấy cho tới khi bột chín là được.
-Cuối cùng tắt bếp, cho một tuýp dầu ăn Molivse vào, trộn đều là có thể cho bé thưởng thức.
2. Cháo cà rốt đậu trắng:
Cà rốt nhiều chất xơ, vitamin A, món ăn không chỉ bổ dưỡng, còn cung cấp cho bé nhiều vi chất dinh dưỡng từ đậu hạt. Nếu sợ bé vì mùi đậu, mùi cà rốt sẽ không hứng thú, hãy nêm ngay một ít dầu ăn cho trẻ em để tăng vị béo thơm cho món cháo, nhất định bé sẽ thích mê.
*Nguyên liệu:
50g bột gạo
100g đậu trắng
30g cà rốt
1 bát con nước
1 thìa dầu ăn
*Cách làm:
-Cà rốt cắt khúc nhỏ, đem luộc nhừ với đậu
– Vớt đậu ra tán nhuyễn
– Khi cà rốt mềm, nhắc nồi ra khỏi bếp cho nước nguội bớt.
– Cho bột gạo và đậu đã tán vào, để lửa nhỏ, vừa khuấy đều vừa nấu đến khi chín
– Tắt bếp, cho vào một tuýp dầu ăn dinh dưỡng dành cho trẻ em Molivse và trộn đều là đã dọn ra cho bé dùng được rồi.
3. Cháo tôm đậu bắp:
Đậu bắp chứa nhiều chất nhầy và chất xơ, khi vào hệ tiêu hóa đậu bắp sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những vi khuẩn có lợi, có thể sánh ngang tầm với sữa chua, giúp tổng hợp các vitamin nhóm B…
*Nguyên liệu:
50g bột gạo
50g tôm bóc vỏ, băm nhuyễn
20g đậu bắp bỏ hạt
1 muỗng dầu ăn
1,5 bát con nước
*Cách làm:
- Đậu bắp bỏ bớt hạt, thái thật mỏng, cho nước vào nấu chín
– Cho tiếp tôm vào đun sôi cho tới khi thịt tôm chuyển sang màu đỏ là được.
– Vặn nhỏ lửa và để nước nguội bớt, cho tiếp bột gạo vào khuấy đều, mở lửa lớn trở lại để đun tới khi bột chín. Lưu ý vừa nấu vừa khuấy đều tay.
– Tắt bếp, cho vào một tuýp dầu ăn dinh dưỡng dành cho trẻ em Molivse và trộn đều, dọn ra cho bé.
4. Cháo thịt bò su su:
Trong quả su su có chứa hàm lượng lớn mangan, giúp cơ thể bé chuyển hóa protein và chất béo thành năng lượng để cung cấp cho các hoạt động hàng ngày….
*Nguyên liệu:
50g bột gạo
30g thịt bò băm nhuyễn
30g su su cắt nhỏ
1 bát con nước
1 thìa dầu ăn
*Cách làm:
- Luộc chín su su trước. Khi Su chín, ta cho thịt bò vào, thịt bò vừa chín tới thì tắt bếp, nhắc nồi ra.
– Đợi nước nguội bớt, cho tiếp bột gạo vào khuấy đều rồi bắc lại nồi lên bếp, vừa khuấy vừa nấu đến khi chín.
– Cuối cùng, tắt bếp, cho một tuýp dầu ăn dinh dưỡng dành cho trẻ em Molivse vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.
5. Cháo tôm cải bẹ trắng:
Rau cải bẹ trắng chứa nguyên tố vi lượng cùng các hoạt chất thực vật (Phytochemicals) đặc biệt là có vitamin C
*Nguyên liệu:
50g bột gạo
50g thịt tôm băm nhuyễn
20g cải bẹ trắng, băm nhỏ
1 bát con nước
1 thìa dầu ăn
*Cách làm:
- Đun nước sôi rồi cho rau cải vào nấu chín.
– Cho tiếp tôm vào đun tới khi tôm chuyển màu đỏ thì tắt bếp.
– Bắc nồi ra khỏi bếp, chờ cho nước nguội bớt thì cho bột gạo vào khuấy tan đều. Vừa đun vừa khuấy đều cho tới khi bột chín.
– Khi bột chín, tắt bếp, cho vào một tuýp dầu ăn dinh dưỡng dành cho trẻ em Molivse và trộn đều. Vậy là bạn đã có thể dọn ra cho bé rồi.
Khi chế biến cần lưu ý:
Thực phẩm nấu cháo hay bột cho bé không nhất thiết là phải xay nhuyễn, bạn có thể nấu nhừ các loại rau củ để bé tập nhai và rèn cho răng phát triển
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của từng loại dầu ăn mà bạn sử dụng bổ sung cho bé, để sử dụng đúng cách, đảm bảo giữ được tối đa chất dinh dưỡng có trong dầu ăn.
Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1 cho bé
Bé đã bước vào thời kỳ ăn dặm và mẹ chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé nhà mình. Nếu còn đang lúng túng chưa biết sẽ lên thực đơn cho bé như thế nào, cách ăn ra sao, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tuần 1
Ngày đầu tiên: Cháo trắng (1 thìa).
Ngày 2: Cháo trắng (1 thìa).
Ngày 3: Cháo trắng (1 thìa).
Ngày 4 :Cháo trắng (1 thìa).
Ngày 5: Cháo trắng (2 thìa).
Ngày 6 :Cháotrắng (2 thìa).
Ngày 7: Cháo trắng (2 thìa).
Tuần 2
Ngày 8: Cháo trắng (3 thìa) – Bí dỏ nghiền (1/2 thìa).
Ngày 9 :Cháo trắng (4 thìa)- Bí đỏ nghiền (1/2 thìa).
Ngày 10:: Cháo trắng (4 thìa)- Cà rốt nghiền (1 thìa).
Ngày 11: Cháo trắng (4 thìa) – Cà rốt nghiền(1 thìa).
Ngày 12 :Cháo trắng (4 thìa) – Bí đỏ nghiền (1 thìa).
Ngày 13: Cháo trắng (4 thìa) – Bí đỏ nghiền (½ thìa) – Khoai tây nghiền(1 thìa).
Ngày 14 :Cháo trắng (5 thìa) – Bí đỏ nghiền (2 thìa) – Bắp cải nghiền(1 thìa).
Tuần 3
Ngày 15 : Cháo trắng (5 thìa) – Khoai tây nghiền (1 thìa) – Cà chua nghiền (1 thìa).
Ngày 16 : Súp bí đỏ (8 thìa) – Cà chua và nước táo(2 thìa).
Ngày 17 :Cháo trắng (6 thìa) – hỗn hợp khoai tây và bắp cải nghiền(4 thìa).
Ngày 18 : Súp khoai tây (7 thìa) – bí đỏ nghiền(3 thìa).
Ngày 19 : Súp cà rốt (thìa 7) – Khoai tây nghiền (3 thìa).
Ngày 20 : bí đỏ nghiền (8 thìa) – – súp bắp cải (3 thìa).
Ngày 21: bông cải xanh(7 thìa) – khoai tây sốt cà chua (4 thìa).
Tuần 4
Ngày 22 :Cháo trắng (6 thìa) – cà rốt nghiền(2 thìa) – bông cải xanh nghiền(2 thìa).
Ngày 23 : Cháo trắng (6 thìa) – bí đỏ nghiền(4 thìa).
Ngày 24: Cháo trắng (6 thìa) – hỗn hợp táo và khoai tây nghiền(3 thìa).
Ngày 25 : Cháo trắng (6 thìa) – bí đỏ nghiền(4 thìa) – hỗn hợp táo và khoai lang nghiền(2 thìa).
Ngày 26 :Cháo trắng (7 thìa) – khoai tây và bắp cải nghiền (4 thìa) – Cá bơn nghiền (1 thìa).
Ngày 27 :Bông cải xanh nghiền(8 thìa) – Cá bơn sốt cà chua (2 thìa).
Ngày 28 : Bắp cải nghiền (8 thìa) – bí đỏ nghiền(2 thìa) – Đậu phụ luộc(1 thìa).
Tuần 5
Ngày 29 : Đậu phụ nghiền (8 thìa) – khoai tây và cà rốt nghiền (3 thìa) – Nước đào (1 thìa).
Ngày 30 : Bông cải xanh(8 thìa) – nghiền bí đỏ (2 thìa) – đậu phụ luộc(1 thìa).
Ngày 31 : Cháo bánh mỳ (thìa 7) – Khoai tây sốt cà chua (4 thìa).
Ngày 32 : Cháo bánh mỳ 7) – cà rốt nghiền(2 thìa) – cải ngọt nghiền (1 thìa).
Ngày 33 : Cháo cá bơn và cải ngọt (8 thìa) – bí đỏ nghiền(2 thìa).
Ngày 34 : Cà rốt (8 thìa) – Hỗn hợp món bánh gồm củ khoai môn, hành tây, khoai tây, cá bơn, bông cải xanh(4 thìa)
Ngày 35 : Cháo bánh mỳ (8 thìa) – cà rốt nghiền (2 thìa) – bông cải xanh nghiền(2 thìa).
Chúc các bé ăn ngoan chóng lớn nhé
Bí quyết nấu cháo chim bồ câu cực ngon cho bé
Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ can thận, kiện tì vị, ích khí huyết, khử phong giải độc. Thịt được dùng như thuốc cho trường hợp gầy yếu suy nhược, dinh dưỡng, sức khỏe không tốt. Thịt chim bồ câu có tính bình, chứa nhiều protein, lipit, calxi, phốt pho, sắt, các loại muối khoáng, vitamin; vì vậy, thịt chim bồ câu là thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người ốm và đặc biệt còn tốt cho cả các sản phụ nữa.
Cách nấu cháo chim bồ câu như sau:
Nguyên liệu:
- Chim bồ câu ra ràng - 1 con
- Gạo nếp - 0,02 kg
- Gạo tẻ - 0,15 kg
- Đỗ xanh - 0,02 kg
- Hạt sen - 30 hạt
- Nước mắm ngon - vừa đủ
- Hạt nêm - vừa đủ
- Hạt tiêu - 1 thìa nhỏ hạt tiêu xay
- Hành khô - 3 củ
- Mùi - vừa đủ
-Dầu olive - 2 thìa nhỏ
Hướng dẫn:
Bước 1: Làm thịt chim
- Bóp chết chim nếu sợ các bạn có thể bịt mũi, hay dìm đầu chim vào trong nước, cuốn băng dính kín mũi,v.v...
- Vặt sạch lông, lông chim rất dễ vặt không cho vào nước sôi như gà mà vặt sống nhé.
- Xiên chim vào xiên cho lên bếp thui cho cháy hết lông tơ và để chim có mùi thơm.
- Rửa sạch bẩn và lông cháy rồi mổ, có thể dùng kéo. Cẩn thận không để đứt lòng chim sẽ phèo bẩn ra ổ bụng. Cắt vòng quanh hậu môn rồi rạch rộng ra, chích mũi kéo cắt đứt cuống họng để rút diều.
- Bỏ tất cả lòng, diều, phổi,.v.v... Chỉ lấy mề, tim, gan, trứng, khi mổ không làm bẩn thịt chim để phần thân bồ câu không cần rửa lại nữa và giữ được chất dinh dưỡng. Làm sạch nội tâm như cách làm nội tâm gà. Mề và lòng bóp sạch bằng muối rửa nhiều lần cho sạch.
- Lọc phần thịt ở hai bên đùi và lườn chim để riêng, băm nhỏ, cắt bỏ chân chim (vì nếu cho vào nấu cháo sẽ bị hôi). Ướp với hạt tiêu, bột canh và nước mắm (một chút thôi cho thơm nhé)
Bước 2: Ninh cháo
- Gạo, hạt sen, đỗ xanh vo, đãi cho sạch bụi bẩn và sạn.
- Cho gạo nếp , gạo tẻ, đỗ xanh, hạt sen, xương chim vào xoong cho nước chừng 1 lít nước vào đậy vung kín và đun nhỏ lửa cho cháo nhừ khoảng 15 phút.
Bước 3: Xào thịt chim
- Trong lúc chờ cho cháo chín nhừ, các mẹ bắc chảo xào thịt chim đã ướp ở trên.
- Cho chảo lên bếp, cho dầu olive vào, phi thơm hành khô băm nhỏ rồi cho thịt chim vào xào chín
Bước 4: Nấu cháo
- Khi cháo nhừ cho 1/2 thịt chim vào cùng nồi nấu cháo đun sôi chừng 5-7 phút nữa cho cháo ngấm thịt chim. Để 1/2 thịt chim lúc ăn rồi cho vào bát cháo cũng được.
- Cháo chín, loại bỏ phần xương, vớt hạt sen chín ra, giã nhỏ hoặc dầm nát rồi mới cho vào đánh tan đều cùng cháo.
- Cuối cùng nêm mắm, xơi cháo ra tô, xúc thịt chim còn lại lên trên cho đẹp mắt
Bí kíp để có món cháo chim ngon:
- Chọn chim bồ câu ra ràng vì các cụ nhà ta thường nói “Cau phơi tái, gái mãn tang, bồ câu ra ràng, gà mái ghẹ” mà. Bồ câu ra ràng (Mới bắt đầu đủ lông) là béo và mềm ngọt nhất rất lý tưởng cho nồi cháo ngon của bé và các mẹ nhé.
- Không cắt tiết chim như làm thịt gà, vịt vì tiết chim rất bổ.
- Không làm thịt chim bằng nước sôi mà vặt lông sống, lông chim rất dễ vặt.
- Nếu có nước dùng xương, các bạn có thể cho vào để ninh cháo cho cháo thêm béo ngậy. Tuy nhiên, nếu không có sẵn nước dùng xương, các bạn có thể cho nước lã vào ninh cũng được, xương chim sẽ tiết ra chất ngọt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé nhé.
- Tùy theo bé ăn được hạt cháo cỡ nào mà các mẹ lo chuẩn bị nguyên liệu nhé. Nếu bé mới ăn dặm, các mẹ có thể xay cháo đã nấu xong ra cho bé ăn. Bé lớn hơn một chút, bạn có thể vỡ gạo và đỗ xanh ra tới kích thước vừa ý trước khi ninh cháo cho bé.
- Tương tự như cách nấu cháo này, các mẹ có thể thay chim bồ câu bằng chim ngói hoặc chim cút để đổi bữa cho các bé nhé.
- Nếu các mẹ nấu cháo chim bồ câu cho người lớn ăn, thay vì lọc thịt chim ra rồi băm nhỏ, các mẹ có thể để nguyên con bồ câu cho vào ninh cùng cháo rồi xúc ra bát, rắc hành răm là các bạn đã có bát cháo chim bồ câu thơm ngon tẩm bổ rồi đấy.
- Theo mình các bạn không nên mua bồ câu ngoài chợ vì ngoài chợ bồ câu thường được bày bán chung với Gà, nhiều ngày nên bồ câu rất dễ nhiễm các bệnh từ gà, vịt.Bồ câu và chim Hải âu biển là hai loại chim lông vũ có sức đề kháng rất tốt.Bồ câu được nuôi tại các trang trại thì không bao giờ bị bệnh vì vậy các mẹ nên mua chim bồ câu tại siêu thị (đã làm thịt sẵn) hoặc tại các trang trại nuôi bồ câu là tốt nhất.
Cách nấu bột thịt bò thật mịn, thơm ngon cho con
********************************************************************************************************************************************************************************************
Khi nấu bột cho con, bạn nên chọn thịt bò filet mềm, lọc bỏ gân và bằm nhuyễn, nấu chín nhanh cho bé dễ ăn và giữ lại nhiều dưỡng chất.
1. Bột thịt bò khoai tây
Nguyên liệu:
- 2 muỗng canh gạt bột gạo lứt
- 30 g thịt bò nạc mềm
- 1 củ khoai tây nhỏ
- 1 muỗng cà phê dầu mè
- 1 muỗng cà phê nước mắm ngon
- 200 ml nước sạch
Cách nấu:
- Thịt bò nạc rửa sạch, băm nhuyễn, cho chút nước tán lỏng ra.
- Khoai tây lựa loại ruột vàng, không mọc mầm, gọt vỏ rửa sạch, hấp chín, tán nhuyễn.
- Cho chút nước vào bột khuấy cho tan đều.
- Số nước còn lại cho vào nồi, nấu sôi cho thịt vào khuấy cho tơi ra.
- Thịt chín cho chén bột lỏng và khoai tây vào khuấy đều, nêm chút nước mắm ngon.
- Bột chín, nhắc xuống, trút ra chén thêm vào muỗng dầu mè.
2. Bột thịt bò, cà rốt, đậu trắng
Nguyên liệu:
- Bột gạo hoặc bột ăn liền: 20g ( 3 thìa canh)
- Thịt bò băm nhỏ: 20g (1 thìa canh)
- Đậu trắng hạt nấu chín: 10g (1 thìa canh)
- Cà rốt băm nhuyễn: 10g (1 thìa canh)
- Dầu ăn hoặc mỡ: 5g (1 thìa cafe)
- Nước: 200ml (1 chén)
Cách nấu:
- Nếu dùng bột gạo: Cho đậu trắng cho vào nồi hầm nhừ rồi cho tiếp cà rốt băm nhỏ, thịt bò xay vào.
- Sau đó cho bột gạo vào quấy đều đến khi bột chín, (tạo thành một khối kết dính không bám nồi).
- Cuối cùng tắt bếp, cho thêm 1 thìa dầu ăn.
- Nếu dùng bột ăn liền thì sau khi nấu chín đậu trắng, cà rốt, thịt bò, bạn nhắc nồi ra, để ấm rồi trộn bột ăn liền từ từ vào, sau cùng cho dầu ăn.
3. Bột thịt bò rau dền đỏ
Rau dền đỏ có nhiều chất xơ, vitamin và các chất khoáng quan trọng giúp bé tăng trưởng nhanh
Nguyên liệu chế biến:
- Bột gạo hoặc bột gạo ăn liền: 20g (3 thìa canh)
- Thịt bò băm nhuyễn: 20g (2 thìa canh)
- Rau dền đỏ băm nhuyễn: 10g (1 thìa canh)
- Dầu ăn hoặc mỡ: 5g (1 thìa cafe)
- Nước: 200ml (1 chén)
Chế biến:
- Thịt bò băm nhỏ, ướp chút dầu ăn để thịt bò mềm; rau dền lấy lá xắt nhuyễn.
- Với bột gạo: Khuấy bột với nước lã, đun sôi.
- Cho tiếp thịt bò băm nhuyễn vào, rồi đến rau băm nhuyễn vào.
- Sau cùng tắt bếp, cho thêm một thìa cafe dầu ăn hoặc mỡ.
- Với bột gạo ăn liền: Đun nước sôi cho nạc thịt bò băm nhuyễn, rau dền băm nhuyễn vào nấu chín.
- Để còn ấm, cho bột vào trộn đều, sau cùng cho dầu.
3 cách chế biến bột tôm cho bé ăn dặm
********************************************************************************************************************************************************************************************
3 cách chế biến bột ăn dặm từ tôm cho bé yêu từ 6-9 tháng tuổi:
1. Bột tôm với rau cải ngọt:
Nguyên liệu
- Bột gạo: 20g.
- Tôm lột vỏ: 30g.
- Lá cải ngọt: 30g.
- Gia vị: dầu ăn tinh luyện (10g), nước (200ml), nước mắm.
Nấu bột:
- Cải ngọt chỉ chọn phần lá xanh, tươi nguyên, băm nhuyễn. Tôm rửa sạch, băm nhuyễn, đánh tan với một ít nước ấm. Bột gạo hòa tan với một ít nước.
- Cho tôm vào phần nước còn lại, nấu chín. Cho cải ngọt vào, cho bột gạo vào, khuấy đều, bột chín, nêm nước mắm. Cho ra chén, nêm dầu ăn.
2. Bột tôm với rau ngót:
Nguyên liệu:
- Bột gạo: 20gr
- Tôm đã lột vỏ: 20g
- Lá rau ngót: 20gr
- Dầu ăn: 5gr
Nấu bột:
- Tôm và lá rau ngót cắt nhỏ, băm nhuyễn.
- Hòa một muỗng nước vào tôm, đánh tan để tôm không bị vón lại khi nấu.
- Cho bột gạo, tôm và 200 ml nướcvào nồi, khuấy cho tanđều. Bắc lên bếp nấu chín.Cho rau vào nấu cho bột sôi lại.
- Cho dầu ăn vào khuấy đều. Đổ bột ra chén. Để nguội bớt và cho bé ăn.
3. Bột tôm với bí đỏ:
Nguyên liệu:
- Bột gạo: 20gr
- Tôm tươi bóc vỏ: 20gr
- Bí đỏ: 20gr
- Dầu đậu nành: 5gr
Nấu bột:
- Tôm nghiền nhuyễn, tán với chút nước.
- Bí đỏ nấu mềm, tán nhuyễn.
- Bột gạo hòa tan với chút nước. Nấu phần nước còn lại với tôm.
- Cho bí đỏ, bột gạo vào khuấy tiếp cho chín.
- Nêm nước mắm cho vừa, thêm dầu đậu nành, khuấy đều trên bếp là bé đã có bát bột ngon rồi.
Hồng Nhung
(Tổng hợp)
Nấu cháo lê thịt bò ngọt mát cho bé
********************************************************************************************************************************************************************************************
Lê kết hợp với thịt bò giúp tạo độ ngọt và mùi thơm rất đặc trưng cho cháo. Thêm vào đó lê có nguồn vitamin C dồi dào lại chứa nhiều chất xơ tốt cho trẻ đang bị táo bón.
Nguyên liệu:
Thịt bò gân: 100g
Thịt bò thăn: 50g
Gừng: 2 lát
Lê: 1/2 quả
Gạo tẻ, 1 nhúm gạo nếp
Hành lá, ngò.
Cách làm:
Cho thịt bò gân cho vào nồi luộc lấy nước, dùng nước này nấu cháo.
Lê gọt vỏ, bào nhuyễn
Thịt bò thăn băm nhỏ.
Phi thơm gừng, cho thịt bò thăn vào xào (gừng giúp khử tanh và tạo mùi thơm cho thịt bò), nêm 1 tí xíu nước mắm.
Phi thơm hành, cho lê bào vào xào chín, múc cháo đã hầm nhừ cho vào, nấu khoảng 5 phút. Khi thấy lê cháo đã quyện đều thơm ngọt cho thịt bò đã xào vào, nấu thêm 2 phút, nêm thêm chút nước mắm cho vừa ăn, rắc hành ngò băm nhỏ, tắt bếp.
Cháo ngon trị tiêu chảy cho bé yêu
****************************************************************************************************************************************************************************
Xin mách mẹ một số công thức nấu cháo bổ dưỡng và có tác dụng cầm tiêu chảy cho con.
Tiêu chảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, làm trẻ bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể trẻ nhanh chóng bị khô kiệt dẫn đến tử vong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp. Một số bà mẹ lo lắng khi con bị tiêu chảy, bụng yếu nên không dám cho bé ăn gì, chỉ uống sữa thay cơm. Theo em, điều này là hoàn toàn sai lầm. Lý do là khi trẻ ốm, ăn ít đi vì bị tiêu chảy, khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng sẽ bị giảm đi một phần. Nếu mẹ càng tiếp tục không cho con ăn, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ bị thiếu hụt, dẫn tới không đủ sức khỏe để chống lại bệnh tật, khiến con sụt cân nhanh chóng.
Vậy, trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Em xin mách mẹ một vài công thức nấu cháo cho con đang bị đi ngoài phân sống mà bản thân hay dùng những khi bé Gấu trót phải gặp “ông tào tháo”. Những món cháo “bí kíp” này vừa rất bổ dưỡng, sử dụng thực phẩm lành tính mà lại còn vừa là những “bài thuốc” dân gian giúp con cầm tiêu chảy. Mẹ lưu ý cho con ăn liên tục đổi món trong 2-3 ngày.
++++Cháo cà rốt thịt nạc ô mai
Ninh cà rốt nấu cháo vừa ngọt nước lại có tác dụng cầm tiêu chảy (ảnh minh họa)
Nguyên liệu: Cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g.
Cách làm:
Cà rốt hấp chín, nghiền nhuyễn qua rây
Ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ,
Gạo rang vàng xay thành bột.
Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói.
++++Cháo rau sam
Nguyên liệu: Rau sam 90g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g.
Cách làm:
Rau sam, hồng xiêm non cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ lọc qua rây lấy nước, bỏ bã.
Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín có thể nêm chút nước mắm
Cho con ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói.
++++Cháo gừng thịt heo bằm
Nguyên liệu: Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g, thịt nạc heo 50g.
Cách làm:
Gạo vo sạch, để ngâm 30 phút cho nở
Cho gạo vào nồi với 200ml nước nấu lửa nhỏ đến khi chín nhừ
Thịt nạc heo và gừng băm nhỏ.
Cháo chín nhanh tay cho gừng và thịt băm vào khuấy đều.
Tắt bếp múc ra cho con ăn nóng.
++++Cháo hạt sen
Nguyên liệu: Hạt sen 100g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn hoặc đường nho 20g.
Cách làm:
Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, lọc lấy nước, bỏ bã.
Hạt sen, gạo rửa sạch, ngâm nước cho mềm rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn nhỏ.
Cho bột gạo và hẹt sen vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ.
Cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được.
Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng.
Cách nấu cháo thịt bò bí đỏ bồi bổ dành cho bé ăn dặm
****************************************************************************************************************************************************************************
vật liệu chuẩn bị cho món cháo thịt bò bí đỏ:
100 gam gạo nếp
50 gam gạo tẻ
150 gam thịt bò
30 gam ngô non
30 gam bí đỏ
30 gam súp lơ
1 củ cà rốt nhỏ
1 miếng phô mai con bò cười
Gia vị: Hạt nêm, muối i-ốt, dầu ăn
Các bước thực hiện món cháo thịt bò bí ngô:
bí đỏ, cà rốt: Bạn gọt vỏ, thái miếng nhỏ. súp lơ: Rửa sạch, tách miếng nhỏ. Gạo nếp, gạo tẻ: Bạn đem vo và cho ra bát nhỏ nhé.
Thịt bò: Bạn đem rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi ướp thịt bò với 1/2 cafe dầu ăn và 1 chút hạt nêm, trộn đều và ướp thịt chừng 10 phút để thịt bò ngấm gia vị. Các mẹ chú ý không nên thường dùng bột ngọt để làm gia vị nấu cháo cho con bởi điều này sẽ không tốt cho sự phát triển xương của bé sau này đâu nhé.
Bạn cho gạo nếp, gạo tẻ và 600 ml nước vào nồi và ninh cho đến khi cháo chín nhừ và hơi sền sệt nhé. Trong thời kỳ chờ đợi cháo chín nhừ, chúng mình sẽ thực hiện nốt phần thịt và rau củ dành cho con nhé.
Bước tiếp theo, bạn cho thịt bò vào xay nhỏ và cho ra bát/đĩa. Về rau củ và phô mai bạn cũng cho vào và xay nhỏ ra nhé ^^
Tiếp đến bạn cho thịt bò xay nhuyễn vào nồi cháo và quấy đều, đun chừng 10 phút bạn cho phần rau củ và phô mai vào nhé. Đun sôi lại nồi cháo là được rồi. Trong quá trình đun, bạn nêm thêm chút hạt nêm và muối cho vừa ăn, nêm nhạt với so với khẩu vị của bạn 1 chút nhé. Nếu muốn món cháo thơm và đặm vị hơn, bạn có thể xào qua thịt bò trước khi cho vào ninh cùng với cháo cho con nhé.
Vậy là món cháo thịt bò bí rợ đành cho con đã xong rồi, bạn múc ra bát, để cháo còn âm ấm và cho các bé ăn nhé. Vị ngọt thơm của bí đỏ hòa cùng hương rau củ và thịt bò, một chút đặm vừa miệng sẽ giúp các bé măm măm ngon miệng. Để đổi vị cho con, bạn cũng đổi thịt bò bằng thịt gà, thịt heo… về rau củ có thể là bồ ngót hay mùng tơi nhé
Món ngon cho bé: Súp cua trứng cút
****************************************************************************************************************************************************************************Món súp cua trứng cút có cách làm khá đơn giản mà lại ngọt thơm, đầy đủ dinh dưỡng không chỉ cho bé mà còn cho cả các thành viên khác trong gia đình.
Chuẩn bị
- 1 con cua/ghẹ to hoặc 2 con ghẹ cỡ vừa
- 10 quả trứng cút
- 150g thịt heo xay
- 100g nấm mỡ
- Hành, mùi, mắm, dầu ăn, hạt nêm
Cách làm
1
Trứng cút luộc chín, bóc vỏ. Gà luộc chín, xé sợi nhỏ. Giữ lại nước luộc gà để nấu súp.
2
Thịt heo ướp với chút mắm và hạt nêm trong khoảng 15 phút rồi nặn thành các viên nhỏ bằng cỡ đầu ngón tay cái.
3
Cua hoặc ghẹ rửa sạch, luộc hoặc hấp chín rồi để nguội, bóc lấy phần thịt. Nếu không có thời gian bóc cua bạn có thể mua thịt cua bóc sẵn ở siêu thị, tuy nhiên ăn sẽ không thơm ngon bằng thịt cua tươi.
4
Nấm mỡ rửa sạch, để ráo rồi thái lát mỏng.
5
Đánh tan 1 quả trứng gà trong bát. Hòa tan 2 thìa canh bột năng với 1 bát nước.
6
Phần đầu hành lá thái nhỏ. Rau mùi và phần thân hành thái nhỏ, để riêng. Chừa lại một ít cọng mùi để trang trí tùy thích.
7
Làm nóng nồi với 1 muỗng canh dầu ăn, cho phần đầu hành vào phi thơm.
8
Trút nấm và thịt cua vào đảo nhanh tay.
9
Đổ phần nước luộc gà lúc trước vào, đun sôi.
10
Nước sôi bạn lần lượt cho thịt viên rồi tới trứng cút và thịt gà vào nồi. Sau mỗi lần thêm một loại nguyên liệu bạn cần đun sôi rồi mới cho tiếp nguyên liệu khác nhé!
11
Lần lượt đổ bát bột pha nước vào nồi, đun sôi cho súp sánh rồi tiếp tục đổ từ từ trứng vào, vừa đổ vừa dùng đũa khuấy theo chiều kim đồng hồ để trứng kéo sợi, tạo vân đẹp mắt.
12
Đun sôi rồi nêm nếm lại cho vừa ăn, rắc hành, mùi tùy thích. Món này nên dùng nóng.
Món súp cua trứng cút thịt viên dù khâu chuẩn bị hơi mất nhiều thời gian nhưng bù lại cách làm khá đơn giản mà lại ngọt thơm, đầy đủ dinh dưỡng không chỉ cho bé mà còn cho cả các thành viên khác trong gia đình. Mỗi khi ăn cua ghẹ bạn có thể lấy riêng ra một ít để dành nấu súp như thế này, vừa tiện lợi vừa đỡ ngại khi phải bóc cua ghẹ.
Với món súp cua trứng cút thịt viên, bạn không cần phải nêm nếm nhiều gia vị mà súp vẫn có vị ngọt đậm đà từ cua, thịt gà, thịt viên và cả nấm nữa. Khi cho bé ăn mẹ nhớ dầm trứng cút ra để bé không bị hóc, nghẹn nhé!
Chúc các bạn thành công và nấu được một nồi súp cua trứng cút thịt viên thật ngon nhé!
Học cách nấu cháo gà ngon cho bé
****************************************************************************************************************************************************************************Thịt gà là thực phẩm dễ hấp thu, chứa nhiều dưỡng chất, vitamin A, B1, B2, C, E, phốt pho, sắt...nên rất thích hợp cho trẻ nhỏ.
1. Cháo gà bí đỏ (dành cho bé tập ăn dặm)
Bé mới tập ăn dặm nên vẫn còn rất quen vị ngọt của sữa. Mẹ có thể nấu món này cho bé trong giai đoạn đầu tập ăn dặm bởi nó có vị ngọt dịu của gạo và bí đỏ. Thêm nữa, thịt gà trong món cháo cũng cung cấp một nguồn đạm tốt cho cơ thể bé.
Nguyên liệu
- Thịt gà; gạo tẻ; gạo nếp
- Bí đỏ; dầu đậu nành; nước
Chế biến
- Rửa sạch thịt gà rồi đem luộc chín.
- Dùng nước luộc gà ninh nhừ gạo thành cháo. Tỷ lệ gạo tẻ/gạo nếp là 1/1.
- Xé thịt gà đã luộc rồi xay nhỏ hoặc băm nhuyễn.
- Bí đỏ nạo vỏ và rửa sạch, sau đó luộc chín. Mẹ nhớ luộc ít nước để giữ vị ngọt của bí đỏ nhé. Khi bí đỏ chín, lấy ra và dùng thìa mài nhuyễn.
- Cho thịt gà cùng bí đỏ đã chuẩn bị vào cháo, đánh đều, đun sôi. Thêm 1 thìa dầu ăn, đảo đều trên bếp là hoàn thành xong món cháo thịt gà nấu bí đỏ cho bé rồi.
Mẹ nhớ để nấu 1 bát con cháo cho bé, nên thêm 2 thìa thịt gà và 2 thìa bí đỏ là vừa nhé.
2. Súp gà nấm (dành cho bé 7-12 tháng tuổi)
Nguyên liệu
- Thịt gà nạc xay nhuyễn (15g, tương đương với một thìa canh)
- Nấm hương xay nhuyễn (1-2 cái)
- Mộc nhĩ xay nhuyễn (1 cánh bé)
- Nước dùng (200ml)
- Trứng cút (1 quả)
- Bột sắn (1 thìa cafe)
Chế biến
- Trước tiên, các mẹ cho thịt gà vào nồi nước dùng, đun sôi lên. Sau đó, cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, một bát nước đã được hòa với bột sắn vào nồi, chờ sôi lại trong ít phút… Cuối cùng, mẹ cho lòng đỏ trứng cút đã được hòa với một chút nước vào nồi.
- Khi thấy súp sôi trở lại, mẹ bắc nồi xuống. Múc súp ra bát và cho bé ăn khi còn ấm.
3. Cháo gà + nấm rơm (dành cho bé 9-12 tháng tuổi)
Nguyên liệu
- Gạo tẻ xay nhuyễn (20g, tương đương 2 thìa canh)
- Thịt gà nạc xay nhuyễn (15g, tương đương 1 thìa canh)
- Nấm rơm xay nhuyễn (1-2 cái)
- Dầu ăn (2 thìa cafe); Nước (250ml)
- Gia vị (nước mắm hoặc muối).
Chế biến
- Trước tiên, mẹ đổ cháo và nước vào nồi, đun cho sôi.
- Hòa (trộn) nấm và thịt gà đã được xay nhuyễn vào một bát nước. Tiếp theo, đổ bát nấm, thịt gà này vào nồi và chờ cho cháo sôi lại trong vài phút.
- Sau khi đổ cháo ra bát, các mẹ mới thêm dầu ăn vào. Mẹ có thể nêm vào bát cháo của bé một chút muối (hoặc một chút mắm, tránh để cháo bị mặn). Sau đó, bạn có thể cho bé thưởng thức.
Lưu ý: Khi sơ chế, các mẹ nên ngâm nấm với nước muối pha loãng trong vòng 5-10 phút. Rồi rửa nấm thật sạch trước khi tiến hành xay nhuyễn.
- Nhiều người mẹ lo ngại nấm có thể gây ngộ độc hoặc dị ứng cho bé. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, nấm không nằm trong nhóm những loại thực phẩm cần tránh trong giai đoạn bé ăn dặm. Tuy nhiên, chị em cũng nên lưu ý khi chọn mua nấm để tránh những loại nấm độc (không rõ nguồn gốc) có thể nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
- Các món trên hoàn toàn phù hợp cho bé lớn hơn (trên 1 tuổi). Với bé trên 2 tuổi, bạn có thể cho bé ăn canh nấm, nấm xào như người lớn hoặc bạn chế biến súp nấm, cháo nấm thành những món phụ cho bé.
Theo Eva,vn
món bánh flan cho bé dưới 1t.
************************************************************************************************
Bánh Flan làm cho các em bé từ 6 tháng trở lên có nguyên liệu chính là lòng đỏ trứng, đường, bột năng và sữa công thức. Không dùng lòng trắng trứng vì có thể gây đầy bụng khó tiêu cho bé, thay lòng trắng bằng bột năng để tạo đông cho hỗn hợp và dùng sữa công thức bé đang uống thay cho sữa bò thông thường.
Lưu ý là nếu gia đình có ai dị ứng trứng thì nên cẩn thận với bé khi cho bé ăn bánh Flan. Nên cho ăn chút một để theo dõi phản ứng của con, nếu không thì cứ thoải mái cho bé ăn. Thêm nữa, trứng gà phải là trứng gà tươi, kiểm dịch đàng hoàng nhé các mẹ.
Công thức làm bánh flan cho bé
Chuẩn bị
30g đường phèn bột. Nếu không thì thay thế bằng đường xay hoặc đường cát đều được. Nếu sợ ngọt có thể giảm xuống còn 25g.
4 lòng đỏ trứng gà
250ml sữa công thức pha với nước nóng (hơi bị mất chất nhưng đằng nào cũng vậy)
10g bột năng
Chút vani để khỏi tanh mùi trứng. Dùng tinh chất vani (vanilla extract chứ đừng dùng vanilla bột bán ngoài chợ nhé – toàn hóa chất)
Cách làm
Đánh tan lòng đỏ với đường, bột năng. Pha sữa nóng rồi từ từ đổ vào hỗn hợp lòng đỏ, vừa đổ vừa khuấy để trứng và bột tan đều, thêm chút vanilla. Rây lại nếu cần vì hỗn hợp không có lòng trắng, không sợ bị lợn cợn đâu.
Chia nhỏ vào các lọ nhỏ/hộp nhỏ/khuôn. Bé ăn mỗi lần ít nên chia nhỏ ra hoặc nếu không làm vào hộp bánh flan bình thường, con ăn không hết thì mẹ ăn cũng dược.
Nướng cách thủy ở 160 độ C chừng 40 đến 45 phút là bánh chín. Nếu không có lò nướng thì hấp cũng được.
Bánh để nguội, để ngăn mát tủ lạnh, trước khi cho bé ăn để nguội.
Làm caramen
Lấy 3 thìa đường cho vào chảo chống dính đun cho tới khi đường tan ra.
Đảo đều tay, khi đường dần chuyển sang màu vàng cánh dán thì cho thêm 1 chút nước sôi và đảo cho tới khi phần nước hơi sền sệt.
Múc phần caramen vào các khuôn đã chuẩn bị sao cho bề mặt khuôn phủ một lớp khoảng 2-3mm.
Thời gian chờ caramen đông lại từ 10 – 15 phút.
Lưu ý caramen không được để quá loãng hoặc kết cứng lại: quá loãng sẽ làm cho phần bánh và caramen dễ bị trộn lẫn, kết cứng sẽ làm cho phần caramen và bánh bị tách rời nhau.
Làm bánh
Trộn hỗn hợp sữa đặc có đường – nước sôi theo tỷ lệ 1:1 vào tô riêng
Đập trứng ra tô riêng, có thể bỏ bớt hoặc bỏ hết lòng trắng nếu gia đình không cho bé sử dụng lòng trắng trứng.
Đánh đều tay theo 1 chiều để trứng tan đều (đánh càng kỹ khi hấp sẽ không có mùi tanh). Dùng rây để trộn trứng vào hỗn hợp sữa thật từ từ để tránh xuất hiện bọt vì bọt sẽ làm cho bánh đem hấp bị rỗ bề mặt. Nếu lỡ tay làm bánh có bọt bạn có thể dùng dụng cụ vớt váng hoặc thìa để loại đỏ bớt lớp bọt đi nhé.
Lúc này bạn thấy bánh đã có máu vàng ươm sánh đều. Cho tiếp lượng sữa tươi vào hỗn hợp để bánh thêm vị thơm ngon.
Kiểm tra lại lớp caramen lần nữa để đảm bảo độ keo vừa đủ. Cho từ từ hỗ hợp trứng sữa ở trên vào khuôn nhẹ nhàng nhất để caramen không bị trộn lên.
Tùy lượng khuôn và khích thước khuôn bạn sử dụng mà bánh sẽ dày hay mỏng. Tuy nhiên độ dày của bánh ngon nhất là từ 3 – 6cm thôi, bánh quá mỏng hay quá dày khi lấy ra đều khó và không đẹp, đặc biệt bánh dày hấp sẽ lâu và khó kiểm soát độ đông cứng của bánh.
Hấp bánh
Gia đình nào có nồi hấp xôi hoặc lò vi sóng thì dễ dàng rồi. Nếu không chúng ta sử dụng 1 chiếc nồi lớn, cho và giữa nổi 1 cái chén/bát úp lại. Đổ nước lưng cái chén đó. Cho đĩa hấp vào trong nồi sao cho cân bằng.
Xếp các khuôn bánh lên đĩa hấp. Giờ thì bật bếp ở mức độ lớn cho sôi nước rồi đưa về chế độ nhỏ và hấp trong khoảng 15 – 40 phút tùy độ dày của bánh.
Khoảng 5-10 phút mở nắp nồi ra và lau sạch nước bám trên nồi để tránh rơi vào bánh sẽ làm bánh bị đọng nước và rỗ nhé.
Khi mặt bánh đã khô, dùng tăm sạch chọc vào bánh, nếu tăm không bị dính thì bánh đã được rồi đấy.
Nếu dùng lò vi sóng các bạn nướng ở 300F khoảng 40-60 phút hoặc khi nào bánh hết bám dính vào tăm.
Sử dụng một chiếc khăn sạch lớn phủ lên mặt nồi hấp rồi mới đậy nắp vung cũng giúp giảm thiểu đáng kể lượng nước chảy vào bánh, chú ý thay khăn nếu nước thấm vào nhiều quá nhé.
Giờ thì bỏ khuôn bánh vào chậu nước mát cho nguội và cho vào ngăn mát 10 phút là bánh sẽ chắc hơn. Lấy dao khía nhẹ quanh miệng bánh và úp ra đĩa là chúng ta đã có chiếc bánh flan ngon tuyệt cho bé yêu rồi.
Bạn đã thử cho bé ăn bánh flan ấm ấm chưa? Không cần phải để vào tủ lạnh, khi bánh hết nóng bạn có thể cho bé ăn mà vẫn đảm bảo thơm ngon đấy.
Thêm một chút cafe sữa đá nữa đảm bảo ông xã cũng chết mê món bánh của bạn đấy
Với các bé dưới 1 tuổi có thể sử dụng sữa bột thay cho sữa đặc, các bé lớn hơn các bạn có thể sử dụng thêm nước cốt dừa, các trái cây hoặc làm bánh flan rau câu để thay đổi khẩu vị.
Món quả dễ làm cho bé ăn dặm(ebe.vn)
**************************************************************************************
Từ sau 5 tháng tuổi, mẹ có thể làm những món đơn giản thế này cho bé tập ăn rồi đấy nhé.
Sữa chua trộn chuối và quả mơ
Chuối chín là thức ăn hoàn hảo cho bé từ rất sớm và kết hợp được với những loại quả như đào, xoài, thậm chí quả có vị chua như mơ. Hỗn hợp chuối và các loại quả vừa không tiềm ẩn dị ứng vừa có tác dụng phòng rối loạn tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy.
Với món ăn này, bé cần nhiều chất béo hơn người lớn nên không dùng loại sữa chua không béo. Nên chọn sữa chua dành riêng cho bé. Tuy nhiên, chỉ làm cho 1 phần vì món này không phù hợp để bảo quản trong tủ lạnh.
Nguyên liệu: 1 quả mơ; 2 thìa sữa chua; 1 miếng chuối chín bào nhuyễn.
Thực hiện: Mơ xắt nhỏ, cho vào nồi nước, đun sôi ít phút cho bớt chua. Xay mơ nhuyễn bằng máy, thêm sữa chua, chuối và trộn đều hỗn hợp.
Hỗn hợp táo, lê và vani
Táo và lê dễ tiêu hóa nên là nguồn thức ăn tuyệt vời cho bé nhà bạn. Ngoài ra, hỗn hợp quả này cũng không gây dị ứng. Đó là lý do vì sao ngay từ 5 tháng tuổi, bé đã ăn được món này.
Nguyên liệu (cho 4 phần): 2 quả táo tây; 2 quả lê chín tất cả gọt vỏ, cắt nhỏ; 4 thìa nước ép táo; một chút vani.
Thực hiện: Cho hai loại quả vào nồi hấp, hấp cho mềm. Sau đó, xay nhuyễn. Thêm vani và nước ép táo, trộn đều cho bé thưởng thức.
Thích hợp khi để tủ lạnh.
Hướng dẫn nấu các món súp ngon bổ từ rau củ cho bé ăn dặm
****************************************************************************************************************************************************************************
Ngoài các loại thịt, cá, tôm ra các mẹ nhớ phải bổ sung thêm cả rau củ vào thực đơn ăn dặm cho bé yêu nữa nhé.
Sau đây là một vài món súp từ rau củ vừa ngon, vừa bổ lại dễ chế biến cho bé yêu đổi vị, mời các mẹ cùng tham khảo
1. Súp bí ngô, bông cải xanh cho bé độ tuổi ăn dặm
Nguyên liệu:
– Bí ngô: 2 chén
– Bông cải xanh: 1 – 2 bông
– Dầu ôliu: 1 thìa canh
– Nước: 1/3 chén
Cách làm:
– Trộn bí đỏ với dầu ôliu và nướng ở nhiệt độ 425 độ C, cho đến khi bí chín mềm.
– Bông cải xanh cho vào nồi hấp cách thuỷ cho chín.
– Cho cả hai vào máy xay, thêm nước và xay thật nhuyễn.
2. Súp khoai lang bổ dưỡng cho trẻ
Nguyên liệu:
– Khoai lang to: 2 củ
– Hành tây: 1 củ
– Nước dùng gà: 4 chén
– Gia vị, dầu ăn hoặc bơ
Cách làm:
– Hành tây xắt miếng mỏng theo chiều dọc của củ hành. Khoai lang chọn loại ngọt và bở, gọt vỏ thái miếng nhỏ.
– Đun chảy bơ hoặc đun nóng dầu ăn trong một nồi to, cho hành tây vào xào với chút muối cho tới khi hành mềm, chuyển màu vàng nâu rồi cho khoai vào xào cùng. Nêm chút gia vị cho ngấm.
– Cho nước dùng gà vào nồi khoai, đun với lửa to cho đến khi sôi thì hạ bớt lửa xuống mức thấp để nồi soup sôi lăn tăn khoảng 30 – 40 phút cho đến khi khoai chín mềm thì tắt bếp.
– Cho khoai vào máy xay sinh tố hoặc dùng máy xay cầm tay, xay nhuyễn. Nêm nếm lại lần cuối và thêm muối tiêu nếu cần.
3. Súp cà rốt, mật ong cho bé
Nguyên liệu:
– Cà rốt: 150g
– Mật ong: 1 thìa cà phê
– Dầu nành: 15ml
– Gừng băm nhỏ
Cách làm:
– Cà rốt gọt vỏ, băm nhuyễn.
– Cho cà rốt, mật ong, dầu nành, gừng và nước sạch vừa đủ vào nồi, khuấy đều, đậy nắp lại, đun với lửa nhỏ khoảng 25-30 phút cho đến khi cà rốt mềm.
– Lưu ý khi nấu các mẹ nhớ khuấy đều nhé.
4. Súp củ cải, nấm hương, đậu Hà Lan
Nguyên liệu:
– Củ cải trắng: 250g
– Nấm hương: 15g
– Đậu Hà Lan (hạt): 25g
– Giá đậu, nước dùng. Muối lượng ít.
Cách làm:
– Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi, cho vào nồi nước sôi, luộc gần chín vớt ra, cho vào bát tô.
– Nấm hương ngâm nước, rửa sạch, thái sợi.
– Đậu Hà Lan hạt, rửa sạch, cho vào nồi nước, luộc chín mềm, vớt ra.
– Cho giá đậu, muối vào nồi nước dùng, đun sôi, vớt bọt.
– Cho nấm vào luộc sơ, vớt ra, cho vào bát tô.
– Củ cải trắng tiếp tục đun sôi phần nước còn lại trong nồi, cho đậu Hà Lan vào rồi bắc xuống.
– Cho tất cả vào tô củ cải, nấm là được.
5. Súp cà rốt, dừa bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé
Nguyên liệu:
– 3 củ cà rốt
– 1 quả cam
– 100ml nước cốt dừa
– Gia vị: muối và tiêu
Cách làm:
– Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, nạo nhỏ.
– Cam ép lấy nước.
– Cho nước cam, cà rốt nạo nhỏ, cốt dừa vào nồi, thêm chút nước ấm sao cho ngập nguyên liệu rồi đun sôi.
– Thêm gia vị vừa ăn rồi đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút. Dùng đũa trộn đều tất cả nguyên liệu. Khi súp thật mịn và quyện thì tắt bếp.
– Món này nên dùng nóng. Người lớn cũng có thể ăn kèm với bánh mỳ. Vì thế, các mẹ hãy nấu thêm khẩu phần cho cả gia đình để cùng thưởng thức với bé yêu nhé.
6. Súp khoai, củ cải, cà rốt, củ đậu
Nguyên liệu:
– Khoai lang, củ cải, cà rốt, củ đậu mỗi thứ một ít.
– Dầu nành, nước tương, hạt nêm, tiêu xay lượng vừa đủ.
Cách làm:
– Lấy tất cả các loại củ trên đem gọt vỏ, rửa sạch, thái khúc cho vào nồi, thêm nước vào nấu nhừ, đánh nhuyễn thành bột nhão.
– Đặt nồi lên bếp, cho dầu vào.
– Dầu nóng cho tiêu vào, sau đó cho nước tương, hạt nêm vào, rồi cho bột khoai lang, củ cải, cà rốt, củ đậu vào, đảo nhanh tay, nêm vừa là được.
3 món cháo ngon từ đậu cho bé yêu(http://bekhoemevui.vn/)
****************************************************************************************************************************************************************************
Họ nhà đậu là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho bé thời kì ăn dặm. Đậu bổ sung canxi, protein giúp trẻ tăng khả năng miễn dịch trong những ngày lạnh và tăng cường sự phát triển của trí não ở trẻ. Dưới đây là cách nấu một số món cháo từ đậu cho bé.
***Cháo đậu hũ rau ngót
Nguyên liệu:
– Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
– Đậu hũ 50g (1/2 miếng nhỏ)
– Rau ngót 30g (3 muỗng canh)
– Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
– Nước mắm, hành…
– Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
– Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
– Đậu hũ cắt hột lựu
– Rau ngót cắt nhuyễn
– Cho rau ngót vào cháo nấu chín rau
– Để đậu hũ vào, nêm vừa ăn. Khi sôi lại, cho hành trút ra chén, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
*****Cháo bí đỏ đậu phộng
Nguyên liệu:
– Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
– Đậu phộng 30g (2 muỗng canh đầy)
– Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
– Nước mắm, hành…
– Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
– Đậu phộng: ngâm nước nóng, bóc vỏ, giã hoặc xay nhuyễn
– Gạo vo sạch nấu cháo
– Bí đỏ cắt hạt lựu
– Cho bí đỏ vào nấu với cháo
– Cháo chín nhừ, cho đậu phộng vào nấu tiếp cho thật chín, nêm lại cho vừa ăn.
******Cháo sườn đậu Hà Lan
Nguyên liệu:
– Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
– Sườn nạc 100g (chừng 5-6 miếng)
– Đậu Hà lan tươi 10g (1 muỗng canh đầy)
– Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
– Nước mắm, hành củ…
Cách làm:
– Gạo ngâm nước 30’, lấy cối đâm bể
– Sườn chặt miếng nhỏ
– Đậu Hà lan ngâm lột vỏ
– Củ hành lột vỏ, cắt mỏng, phi vàng với 1 muỗng cà phê dầu
– Sườn nấu với nước hầm mềm, gỡ thịt nạc, xé nhỏ.
– Cho bột gạo vào khuấy với nước sườn hầm thịt xé, đậu Hà lan. Nêm lại cho vừa ăn. Cho ra chén.
– Để hành phi lên, dùng nóng, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
Một số cách chế biến hoa quả cho bé
****************************************************************************************************************************************************************************
Trong một khẩu phần dinh dưỡng dành cho bé thì trái cây là một món ăn không thể thiếu. Trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, thậm chí có nhiều loại chất mà bạn không thể nào tìm thấy trong các loại thực phẩm khác. Đặc biệt, trái cây còn rất dễ ăn, dễ dàng phù hợp với khẩu vị của bé. Tuy nhiên các mẹ cần chế biến hoa quả đúng cách để không làm mất đi dinh dưỡng cho bé yêu nhà bạn.
Hoa quả có rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe của bé
Dưới đây là một số công thức chế biến hoa quả đúng cách
1. Món táo và chuối trộn.
Táo và chuối là hai loại hoa quả chứ nhiều vitamin A, C.. Và khoáng chất kali, phốt pho, selen…
Nguyên liệu
– 2 quả táo
– 1 quả chuối chín
Chế biến
-Bóc vỏ, bỏ lõi và xắt táo thành miếng nhỏ.
– Làm mềm táo với 1 chút nước trong 1 cái cháo nóng.
– Luộc táo đến khi mềm nhừ, nhớ kiểm tra lượng nước để đừng cạn quá.
– Bóc vỏ chuối, dằm nát trong một cái tô bằng dĩa (xong hâm trong lò vi sóng 20s để làm mềm nếu cần)
– Trộn hỗn hợp táo và chuối với bột mầm lúa mì
– Hoặc xay nhỏ với bột khoai tây để làm mịn món trộn này.
2. Kem xoài
Trong quả xoài có rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe của trẻ như C, E, K.. Và khoáng chất kali, phốt pho, Ma nhê, Calcium, Sodium
Nguyên liệu
– 1 quả xoài chín
– 1 hũ sữa chua thường/ hương va ni
– hoặc nước, nước táo ép, nước mận mỹ ép
Cách làm
– Xoài gọt vỏ, bỏ hạt và dằm đến khi nhuyễn.
– Cho thêm sữa chua hay nước táo/nước mận mỹ ép vào là đc món kem xoài.
– Xoài ko cần phải nấu chín bé mới ăn đc, và là lựa chọn tốt khi bé đến tầm ăn đc hoa quả tươi. Xoài cũng có thể được hấp chín rồi nghiền mà ko sợ làm mất chất. Cũng có thể lấy xoài làm món “ăn để nghịch” khi bắt đầu cho bé tự ăn bằng cách cắt nhỏ miếng xoài, rồi “bọc” bên ngoài bằng các áo bằng ngũ cốc để bé dễ cầm.
3. Món đậu phụ trộn hoa quả
Nguyên liệu
– 120ml đậu phụ (chắc tầm 1 bìa loại 1k/bìa)
– 1 quả chuối chín đã bóc vỏ
– ¼ cốc dâu tây, hoặc đào ướp lạnh
– 3 thìa cà phê bột ngũ cốc
Chế biến
– Xay tất cả các nguyên liệu trong máy xay sinh tố đến khi mềm và mịn
– Cho bé ăn bằng thìa hoặc đổ đều ra một cái đĩa. – Món này rất thích hợp để tập cho bé cách dùng thìa như thế nào. – Vì nó rất dính thìa, và hạn chế chuyện bé làm rớt thức ăn khi xúc. – Cũng có thể làm lạnh món này và gọi nó là “Kem đậu phụ”
4. Salats quả bơ
Nguyên liệu
– 3 hoặc 4 quả bơ chín
– 3 hoặc 4 quả chuối
– 3 hoặc 4 miếng Lê (đã hấp chín)
– 2 hũ sữa chua (với bé trên 8 tháng)
Chế biến
– Gọt vỏ, bỏ hạt và xắt các loại trái cây thành lát nhỏ.
– Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn đến độ thô con ăn được.
– Cho thêm sữa chua vào trộn cùng nếu thích.
Chúc các bé yêu ăn ngon miệng và luôn khỏe mạnh.
Những bài thuốc bổ cho bé biếng ăn
********************************************************************************************************************************************************************************************
Thuốc bổ cho bé biếng ăn là gì?
Bé biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân. Có thể do mọc răng, bị bệnh đường tiêu hóa hoặc có thể do thói quen chăm sóc của mẹ chưa thật khoa học. Biết được rõ từng lý do khiến bé biếng ăn thì mẹ mới có thể tìm được loại thuốc bổ cho bé biếng ăn phù hợp. Việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho bé là hết sức cần thiết bởi đây là giai đoạn “vàng” cho sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não ở trẻ.
Đặc biệt với những trẻ 7 tháng tuổi thì còn quan trọng hơn bao giờ hết bởi đây là thời điểm trẻ tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể sơ sinh của mình, cơ thể đã bắt đầu thích nghi với bước chuyển từ bú hoàn toàn sang khám phá đồ ăn đậm đặc. Chính bởi vậy mà hiện tượng trẻ 7 tháng tuổi biếng ăn càng khiến mẹ ăn không ngon ngủ chẳng yên. Thuốc bổ cho bé biếng ăn là những bài thuốc có thể từ thảo dược, từ những thực phẩm hàng ngày hoặc thuốc nam… Có tác dụng cải thiện tình trạng biếng ăn ở bé.
Những bài thuốc bổ cho trẻ biếng ăn
+++Nước ép dưa hấu, cà chua: Dưa hấu và cà chua lượng bằng nhau. Dưa hấu bỏ vỏ, bỏ hạt (lấy phần ruột đỏ; cà chua chọn quả chín đỏ, tươi, rửa sạch rồi nhúng qua nước sôi để dễ bóc vỏ. Cho 2 thứ vào ép lấy nước uống ngày 1-2 lần, mỗi lần 50-200 ml tùy theo nhu cầu trẻ. Ép xong phải uống ngay, để lâu sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.
Công dụng: Thanh nhiệt, tiêu tích, kiện vị, dùng cho trẻ biếng ăn do tỳ vị tích nhiệt.
Nước ép dưa hấu có tác dụng Thanh nhiệt, tiêu tích, kiện vị, dùng cho trẻ biếng ăn do tỳ vị tích nhiệt.
+++Bánh củ cải: Củ cải tươi 250 g rửa sạch, thái nhỏ, trộn với dầu thực vật, sao tới chín. Thịt lợn nạc 100 g thái nhỏ, trộn với củ cải để làm nhân. Bột mỳ 250 g nhào nước cho dẻo rồi bọc quanh nhân, cho vào chảo rán chín, ăn điểm tâm.
+++Thịt lươn 250 (bỏ hết ruột, rửa sạch, thái khúc), màng mề gà 6 g (sao khô, tán nhỏ, thêm chút muối và gia vị); hai thứ trộn với nhau đem hấp chín. Món ăn này thích hợp với những trẻ biếng ăn do tỳ khí hư nhược (lưỡi nhạt màu, phân hơi nát, hay bị tiêu chảy).
Theo y học cổ truyền, chứng biếng ăn ở trẻ em thuộc phạm vi các bệnh tỳ, vị, do 3 nguyên nhân chủ yếu là ăn uống tích trệ, vị nhiệt tân dịch thương tổn và tỳ khí hư nhược. Tùy theo từng nguyên nhân, cách điều trị có khác nhau.
Cá diếc 1 con (100 g), thịt dê 100 g, ý dĩ 15 g, gia vị vừa đủ. Cá diếc mổ bụng, bỏ hết ruột, thịt dê thái miếng, ý dĩ đãi sạch vỏ. Tất cả cho vào nồi hấp chín, ăn trong ngày.
Công dụng: Kiện tỳ, ích vị, trừ thấp, dùng cho trẻ biếng ăn do hàn thấp, hại tỳ.
Làm thạch hoa quả cho bé yêu
************************************************************************************************************************************************************************************************ Trẻ con đặc biệt rất thích món thạch hoa quả. Mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều thạch mua ở chợ hay siêu thị bởi chúng không đảm bảo vệ sinh và không an toàn cho bé. Thay vào đómẹ có thể tự làm thạch cho bé ở nhà với những bí quyết chế biến dưới đây!
1. Nguyên liệu:
– Bột aga 100g
– Dưa hấu 500g
– Dứa chín 300g
– Lá thơm nếp (lá dứa) 50g
– Dừa bánh tẻ 100g
– Đường trắng 400g
– Cà phê 10g v Sữa tươi 100ml
– Vani 2g
– Nước đủ dùng
2. Cách làm:
Bước 1:
– Chọn loại cà phê tan, cho nước nóng vào hoà tan Chọn dưa hấu và dứa sơ chế sạch, thái miếng, cho vào máy xay sinh tố cùng với nước đun sôi để nguội, xay nhuyễn, lọc lấy nước, bỏ bã (xay riêng từng thứ để lấy các màu khác nhau).
– Lá thơm rửa sạch, cắt khúc ngắn, cho vào xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, bỏ bã.
– Dừa mua loại đã nạo sẵn thành cơm dừa, chọn loại không già hoặc non quá, cho nước nóng 40OC bóp kỹ, lọc lấy nước cốt.
Bước 2:
– Cho aga vào ngân nước lạnh khoảng từ 20 – 30 phút, sau cho tiếp đường hoà tan, bắc lên bếp đun nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy nhẹ tay cho tan hết, đun sôi lăn tăn khoảng 10 phút,
– Sau đó đổ nước hoa quả dưa hấu, dứa, lá thơm, hoặc sữa dừa…vào, đun sôi đều là được, lấy ra đổ vào khuôn.
– Để cho khuôn thạch có màu sắc đẹp hài hoà, nếu bạn dùng loại khuôn to có chữ thì hãy lấy thạch cà phê đổ chữ trước, dùng màu vàng của dứa làm quả, màu đỏ của dưa hấu làm hoa, màu xanh của lá nếp làm cành lá, tất cả trên nền trắng đục của sữa – dừa.
– Nếu không có khuôn, bạn có thể dùng khay tròn hoặc chữ nhật rồi đổ thạch làm nhiều lớp để tạo nhiều tầng màu và mùi thơm khác nhau.
– Trước khi chế biến phải chuẩn bị đầy đủ xong các màu hoa quả mới vào nấu thạch, nếu phối hợp nhiều màu thì đun xong mầu này phải làm tiếp ngay mầu khác để cho giữa các lớp liên kết chặt với nhau, khi cắt mới đẹp.
– Khi đổ thạch làm nhiều lớp thì phải để lớp dưới khô mặt mới đổ tiếp lớp dưới lên trên. Sau khi làm xong, để nguội hẳn rồi cho vào ướp lạnh ít nhất là 2 giờ ăn mới ngon,
– Trước khi dùng đem úp thạch ra đĩa, cắt thành miếng hình quả trám; ngoài ra còn có thể đổ thạch vào khuôn nhỏ vừa đủ cho một người ăn cũng rất đẹp.
Thạch hoa quả ăn ngọt mát, thơm mùi tự nhiên của các loại quả tươi và hương liệu. Tuỳ theo sở thích và mùa vụ có thể dùng những loại quả khác như: mít, xoài, cam, hồng đỏ, chuối, mãng cầu, bơ…. Thạch có thể bảo quản trong tủ lạnh dùng 1-2 ngày.
Nấu cháo hoa quả cho bé
***************************************************************************************************************************************************************************
Hoa quả bổ sung chất xơ và vitamin cần thiết cho trẻ. Mẹ cần cho bé ăn hoa quả mỗi ngày. Để bé hứng thú với việc ăn hoa quả mẹ có thể cho trẻ ăn hoa quả tươi, say sinh tố hoặc làm nước ép. Ngoài ra mẹ cũng có thể nấu cháo hoa quả cho bé ăn dặm với công thức dưới đây nhé!
Cháo chuối, táo, quýt và bưởi
Nguyên liệu: Gạo để nấu cháo; 1 quả chuối tiêu chín; một múi bưởi; vài múi quýt; 1/2 quả táo tây; đường phèn.
Cách làm:
– Hoa quả thái miếng hạt lựu. Trừ bưởi, quýt thì tách từng tép nhỏ.
– Gạo ninh thành cháo.
– Cho đường vào.
– Cho hoa quả, trừ quýt vào nồi cháo. Đun sôi.
– Bắc ra thì cho quýt lên trên.
Cháo quả lê, thịt bò
Nguyên liệu: Thịt bò; quả lê; hành; rau mùi; gạo; chút gừng, tỏi và hạt nêm.
Cách làm:
– Quả lê gọt vỏ, băm nhuyễn.
– Thịt bò ướp với chút hạt nêm, tỏi, gừng cho thơm.
– Cho chút dầu ăn, cho thịt bò vào đảo cho chín và thơm.
– Hành là phi thơm, cho lê vào xào.
– Cháo ninh nhừ thì cho thịt bò, lê vào. Chờ sôi lại.
– Cuối cùng cho hành lá và rau mùi băm nhỏ lên trên, đảo đều cho thơm là bắc xuống.
Cháo hoa quả hỗn hợp
Nguyên liệu: Gạo; một số hoa quả như xoài, dưa hấu, dưa vàng; một ít đường phèn.
Cách làm:
– Vo và ngâm gạo khoảng 30 phút cho hạt gạo mềm, nở.
– Cho gạo vào nồi, ninh nhừ. Múc cháo ra bát, để nguội bớt.
– Hoa quả xắt hoặc băm nhỏ. Cho vào bát cháo, thêm ít đường phèn tạo độ ngọt, đảo đều và cho bé ăn.
Những món ăn dành cho trẻ biếng ăn
****************************************************************************************************************************************************************************
**Cháo tàu hủ non thịt heo:
Tàu hủ non dễ ăn, được xem là một loại thực phẩm cho bé có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein. Tàu hủ thơm ngon nấu cùng với thịt heo là món ngon cho bé biếng ăn mà mẹ không nên bỏ qua.
Nguyên liệu
Nấu cháo trắng lấy 1 phần 20g (4 muỗng canh)
Dầu ăn thực vật 5g (1 muỗng cà phê)
Tàu hủ non 5g (1 muỗng cà phê)
Thịt heo 10g (1 muỗng cà phê)
Nước lọc 200ml (1 chén)
Chế biến
– Rửa sạch thịt heo và tàu hủ, cho vào nước luộc chín, bằm nhuyễn.
– Chờ khi cháo trắng chín, cho hỗn hợp thịt tàu hủ vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.
**Cháo trứng đậu đỏ
Trứng ngon bổ, đậu đỏ giàu vitamin B và một lượng lớn thành phần tinh chất kiềm thạch nên đậu đỏ còn có khả năng giải độc cao. Vỏ đậu đỏ còn giúp nhu động ruột hoạt động tốt nhờ đó loại bỏ các chất cặn bã bám ở thành ruột. Các tinh chất kiềm thạch kích thích nhuận tràng bài trừ chất độc, vì vậy khi bé có dấu hiệu biếng ăn mẹ hãy cho bé dùng cháo trứng đậu đỏ để quá trình tiêu hóa được diễn ra hiệu quả.
Nguyên liệu
– Gạo lứt giã nát: 2 muỗng canh
– Đậu đỏ mhâm mềm:1 muỗng.
– Lòng đỏ trứng:1 cái
– Nước: Hơn 2 chén
– Nước mắn, đường
Cách thực hiện:
– Gạo vo sạch, ngâm với nước sôi 1 giờ, chờ gạo hơi mềm vớt ra để ráo.
– Đậu đỏ xay nhuyễn, tán đều với 1/2 chén nước, lược lấy nước.
– Lòng đỏ trứng hấp chín, tán nhuyễn.
– Bắc gạo + 2 chén nước lên bếp, nấu tới lúc cháo nhừ, cho nước đậu + trứng vào, khuấy đều. Đun tiếp khoảng 5 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn, nhấc xuống.
**Bột thịt cóc
Bột thịt cóc là món ăn bổ dưỡng thích hợp cho trẻ nhỏ biếng ăn. Bạn hãy chuẩn bị 10g thịtc cóc, lòng đỏ trứng gà 2 cái, chuối ngự 12g, chuối sấy khô nhưng còn dẻo, giã nhuyễn thêm trứng gà đánh tan, sấy khô tán bột. Ba thứ trộn lại giã nhuyễn sấy khô đóng thành viên hoặc cho vào lọ ăn dần. Trẻ em dưới 1 tuổi uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê, trẻ em trên 3 tuổi mỗi lần 3 thìa cà phê.
Ngoài việc sử dụng các món ăn – bài thuốc trên, chúng ta cần phải: Cho trẻ ăn uống đúng giờ, ăn có mức độ, ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, ấm và nấu nhừ. Không cho trẻ ăn quá no, không cho trẻ ăn những thức ăn sống lạnh, những món xào nấu quá béo. Khi trẻ bắt đầu hồi phục cần tăng lượng thức ăn từ ít đến nhiều. Chia làm nhiều bữa nhỏ để trẻ có thể ăn hết suất giúp hấp thụ được hết chất dinh dưỡng của món ăn nhằm, tăng sức đề kháng với bệnh tật.
Tuyệt chiêu trị còi xương ở trẻ
****************************************************************************************************************************************************************************
Trẻ còi xương do thiếu canxi, dẫn tới những hệ lụy khác đối với sức khỏe. Biểu hiện khi bị bệnh còi xương, trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên giấc, giật mình, ra nhiều mồ hôi lúc ngủ, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra biến đổi ở xương (thóp rộng và lâu kín, có các bướu trán, lồng ngực biến dạng, các đầu xương cổ tay, cổ chân bè ra… Trường hợp nặng để lại di chứng chuỗi hạt sườn, dô ức gà, chân vòng kiềng, chữ bát…
Cháo tôm
Dưới đây là một số món ăn trị còi xương mẹ có thể chế biến cho con:
– Bột chân cua: chân cua 300g, hạt sen 50g, đậu xanh 50g. Chọn lấy chân của những con cua khỏe, rửa sạch sấy khô tán mịn. Hạt sen, đậu xanh đều tán thành bột. Các thứ trên trộn đều với nhau. Mỗi lần ăn dùng 1 thìa cà phê bột chân cua hòa vào nước cơm đặc hoặc nước cháo loãng, có thể thêm đường hay muối để ăn cho vừa miệng. Ngày ăn 2 lần, cần ăn liền 15 – 20 ngày.
– Cháo lòng đỏ trứng gà: 2 lòng đỏ trứng gà, gạo 50g, bột gia vị vừa đủ. Trứng gà luộc chín, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ, sấy khô tán bột. Gạo rang vàng tán thành bột. Cả hai thứ trộn đều, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun cho cháo sôi kỹ, thêm bột gia vị vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn lúc đói ngày 1 lần. Cần ăn trong khoảng 20 – 30 ngày.
– Cháo tôm: tôm 150g, gạo 50g, bột gia vị vừa đủ. Tôm rửa sạch, bóc vỏ và càng để riêng. Thịt tôm giã thật nhỏ. Vỏ, càng tôm sấy khô tán bột mịn. Gạo xay thành bột. Tất cả trộn đều, thêm bột gia vị, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín cho bột ngọt quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 1 tháng.
– Cháo táo tàu: táo tàu 5 quả, hà thủ ô 15g, ngưu tất 10g, gạo 50g, đường trắng 20g. Hà thủ ô, ngưu tất ngâm rượu vang 7 ngày sau đó sấy khô tán thành bột. Gạo xay thành bột, táo tàu bỏ hạt giã nhỏ lọc lấy 250ml nước. Cho bột hà thủ ô, ngưu tất, bột gạo vào đun lửa nhỏ, cháo sôi cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn liền 20 – 30 ngày.
– Cháo cá quả: cá quả 1 con (300g), rau cải xoong 30g, gạo 50g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Chọn loại cá quả đầu bẹt, vảy ở bụng trắng, lưng đen, làm sạch cá bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt nạc ướp bột gia vị, xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay thành bột, rau cải xoong rửa sạch thái thật nhỏ (có thể giã nhỏ rồi vắt lấy nước cho vào cháo). Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, bột ngọt vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, cần ăn 20 – 30 ngày (có thể ăn cách ngày).
– Rùa hấp: rùa đen 1 con (400g), hành khô 5g, gừng 2g, bột gia vị vừa đủ. Rùa đen rửa sạch, mổ bụng bỏ nội tạng. Hành, gừng giã nhỏ cùng với bột gia vị cho vào bụng rùa, đem hấp cách thủy. Cho trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn 5 ngày, có thể cách 2 – 3 ngày ăn 1 ngày.
Cách làm sữa sen cho con giải khát ngày nắng 40 độ
********************************************************************************************************************************************************************************************
Theo nghiên cứu, mỗi 100 gram hạt sen có chứa 350 calo, 63 - 68 gram carbohydrate, 17 - 18 gram protein, 13 gram nước, nhiều loại khoáng chất ( natri, kali, canxi, phốt pho ), 2 - 2,5 gram chất béo, bên cạnh đó là các acid amin như lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine, L-isoaspartyl,... Với những dưỡng chất trên, hạt sen mang lại giá trị dinh dưỡng, kích thích tiêu hóa và hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa.
Hè đến rồi, oi bức và khó chịu, bé và người lớn có thể có cảm giác không muốn ăn cơm. Hãy bổ sung cho gia đình mỗi người 1 ly sữa sen, để bé ăn ngoan, ngủ ngoan hơn mẹ nhé.
Nguyên liệu:
2 lạng sen tươi (Đang là mùa sen rồi, Mẹ có thể mua 1kg cất tủ đá ăn dần cũng không ảnh hưởng chất lượng đâu ạ) Giá sen ở chợ mình đang mua giao động từ 90-110 nghìn/kg.
1,8 lít nước nóng.
100ml nước cốt dừa.
150ml sữa đặc (Hoặc mẹ có thể thay bằng đường bình thường, đường phèn, đường thốt nốt nhé). Nếu gia đình mình thích ăn ngọt thì bạn linh động để cho lượng sữa phù hợp.
Dụng cụ:
Máy xay sinh tố, rây, nồi lớn để lúc đun không bị trào.
Cách làm:
Bước 1: Mẹ chia đôi chỗ sen, mỗi lần xay 1 lạng cùng với 900ml nước nóng, (xay luôn nước nóng thì lúc đun sẽ nhanh hơn). Xay thật nhuyễn.
Bước 2: Rót chỗ sen vừa xay, lọc bỏ bã qua rây.
Bước 3: Đun sôi sữa sen trên bếp. Lúc đầu lửa lớn, khuấy đều tránh cháy dưới đáy xoong. Sữa sen đã sôi, mẹ cho 100ml nước cốt dừa và 150ml sữa đặc vào (Linh động tùy khẩu vị từng gia đình), cho liu riu trên bếp chừng 1 phút nữa.
Để nguội, cho vào bình thủy tinh, cất ngăn mát.
Món sữa sen nên cho con uống trong ngày thôi nên mẹ nên căn nhu cầu của gia đình để làm vừa đủ.
Lưu ý: Mẹcó thể quậy đều 1 thìa đầy bột bắp, hòa tan với nước, sau đó lúc sữa sen đang sôi mình rót bột bắp vào nhé. Sữa sẽ đặc và sánh hơn.
Làm tào phớ không thạch cao cho bé
Món tào phớ làm từ “bí kíp” đường nho rất ngon và an toàn cho bé yêu.
****************************************************************************************************************************************************************************
Nguyên liệu:
– Đậu nành (đỗ tương): 100gr (Các mẹ có thể tìm mua đậu nành Miên, loại đậu có nguồn gốc từ Campuchia, tỷ lệ đạm cao nên làm tào phớ rất ngậy).
– Nước đun sôi để nguội: 600ml
– Đường nho: 1 thìa cà phê
Cách làm:
Bước 1:
Đỗ tương ngâm trong nước cho từ 4-6 giờ (đối với nước lạnh) và 3h-4h (đối vơi nước ấm). Mẹ lưu ý không ngâm quá lâu vì đậu sẽ bị chua.
Xả vòi nước mạnh nhiều lần, dùng tay bóp đậu để đãi sạch vỏ và ra bớt bọt.
Dùng máy xay xay nhuyễn đậu với 200ml nước trước,vừa xay vừa đổ từ từ 400ml nước còn lại vào giúp đậu nhuyễn đều, xay đến khi nước đậu mịn thì dừng.
Bước 2:
Dùng 1 miếng vải mùng mịn, bỏ lên 1 cái rây mắt nhỏ ,bên dưới lót một chiếc nồi.
Gợi ý: Mẹ dùng luôn một chiếc khăn xô của bé, vừa sạch và lọc đậu rất tốt.
Đổ nước đậu vừa xay từ từ vào để nước đậu chảy ra. Có thể dùng tay vắt nhẹ giúp nước đậu chảy ra hết.
Hớt sạch bọt giúp tào phớ mịn và không bị vữa
Bước 3:
Bắc nồi lên bếp đun, không đậy vung, để nước đậu sôi bùng thì vặn thật nhỏ lửa.
Thỉnh thoảng dùng thìa bản rộng khuấy đều để nước đậu không bị khê và hớt sạch bọt.
Trong quá trình đun, không để bọt trào ra ngoài. Đun tầm 15-20p thì tắt bếp.
Bước 4:
Trong lúc chờ sữa đậu nành nguội bớt,tiến hành pha 1 thìa cà phê đường nho với 20ml nước đun sôi để nguội láng thành khuôn.
Không dùng nước nóng pha đường nho hoặc pha đường nho trước khi nấu xong nước đậu vì đường nho vào nước sẽ chua, càng nóng càng nhanh chua, tào phớ sẽ không đông được.
Mẹo nhỏ: Nên dùng khuôn sứ hoặc lõi nồi cơm điện sẽ hạn chế nhiệt thoát ra ngoài giúp tào phớ nhanh đông.
Bước 5: Đổ thật nhanh, dứt khoát toàn bộ nước đậu vào dung dịch nước đường nho đã pha (giúp đường nho hòa tan đều vào nước đậu tào phớ sẽ mịn đẹp).
Lưu ý: .Không được làm theo chiều ngược lại. Tức là đổ dung dịch nước đường nho vào bát nước đậu gây kết tủa không đều.
Tiếp tục hớt bọt nổi trên bề mặt. đóng nắp nồi cơm điện và chỉ mở hé vung giúp thoát ít khí ra bên ngoài.
Để yên hỗn hợp trong vòng 30 phút, ta sẽ có một nồi đậu hũ non cực mịn và thơm.
Đậu hũ non có thể mang ra cho bé ăn nóng với nước đường gừng ấm bụng khi trời lạnh
Hoặc để nguội nấu canh rong biển đậu phụ non cho con ăn giải nhiệt mùa hè
Các món ăn dặm lành mạnh cho con từ A đến Z
********************************************************************************************************************************************************************************************
Đồ ăn nhẹ lành mạnh và dễ làm cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm có thể kéo dài hết cả một bảng chữ cái. Mẹ xem và cố gắng đừng bỏ qua bất cứ món nào nhé! Sự phong phú ở nguyên liệu và thực đơn là một trong những cách giúp bé không kén ăn đấy mẹ ạ!
A - Avocado (Bơ)
Với bơ, mẹ có thể bóc vỏ, bỏ hột, cắt bơ thành những miếng nhỏ và cho con tự bốc ăn; hoặc mẹ cũng có thể nghiền bơ với một vài gia vị, đó sẽ là món ăn vặt bổ dưỡng và không ngán cho cả mẹ và con.
B - Bean (Đậu)
Mẹ rửa sạch đậu, luộc mềm rồi nghiền với một ít sữa. Con có thể dùng như món bột, hoặc trộn với các nguyên liệu khác khi con đã ăn được những món hỗn hợp.
C - Cottage Cheese (Phô mai tươi)
Mẹ có thể cho thêm phô mai tươi vào món trứng, khi chế biến hạt diêm mạch, hoặc nước sốt món mì Ý…
D - Dessert (Món tráng miệng)
Có nhiều món bánh ngọt, mềm, dễ ăn mà mẹ có thể tự tay chuẩn bị cho con. Mẹ có thể bắt đầu với vài miếng chuối tươi, phủ sô cô la lên trên. Đảm bảo con sẽ thích!
E - Englisy muffin (Bánh nướng xốp)
Mẹ có thể chọn nhân bất kỳ cho món bánh này, rắc thêm một ít phô mai lên trên rồi nướng 8-10 phút.
F - Fish (Cá)
Chọn phi lê cá tươi, cắt từng miếng dài vừa ăn. Nhúng qua hỗn hợp trứng - sữa rồi lăn qua bột, sau đó nướng hoặc chiên giòn. Nếu chiên, mẹ nhớ thấm hết dầu trước khi cho con dùng.
G - Grapefruit (Bưởi)
Mẹ có thể lột bưởi, bỏ hạt và cho con dùng loại trái cây này trong bữa phụ. Để cầu kỳ hơn, mẹ có thể lấy bưởi ra, bỏ hạt, rưới lên một ít quế và siro cây phong rồi cho vào lò nướng 5 phút. Cho con dùng khi còn ấm, có thể cho ăn kèm với sữa chua nếu muốn.
H - Hummus (Sốt Hummus)
Đây là một món sốt phổ biến ở các nước Trung Đông và nổi tiếng trên khắp thế giới. Vì giàu chất dinh dưỡng và lành mạnh, sốt Hummus rất được ưa chuộng và có thể dùng cho trẻ ăn dặm. Mẹ có thể cho con chấm bánh quy, bánh mỳ, các loại rau củ luộc… vào món sốt này.
Dành cho những mẹ chưa biết về sốt Hummus công thức chế biến tham khảo:
Nguyên liệu:
- 1 ¼ chén đậu gà
- 1 thìa càfe bột baking soda
- 1,5 l nước
- 2 thìa canh bơ mè
- 4 thìa canh nước cốt chanh tươi
- 4 tép tỏi
- 100ml nước đá
- 1 ½ thìa cafe muối
Cách thực hiện:
+ Ngâm đậu gà từ đêm hôm trước trong một tô lớn với nước lạnh và đậy nắp cho đến khi đậu nở gấp đôi.
+ Ngày hôm sau vớt đậu ra để ráo, bắc chảo với lửa to và đảo đều đậu ráo với baking soda, nấu trong vòng 3 phút. Thêm nước và đun sôi. Nấu cho đậu mềm và liên tục hớt bọt.
+ Thời gian nấu cho đậu mềm từ khoảng 20-40 phút có khi hơn tuỳ loại đậu. Đậu chín tới là khi bóp bằng hai đầu ngón tay thấy hạt đậu mềm và dễ nứt ra, nhưng không nát nhừ.
+ Vớt đậu ra để ráo, bây giờ bạn đang có khoảng 3 chén đậu chín, bạn tiếp tục cho vào cối xay thực phẩm xay đều cho đến khi được hỗn hợp bột đậu cứng (có thể viên được), thêm bơ mè Tahini, nước cốt chanh, tỏi, và 1 ½ muỗng cà phê muối. Cuối cùng, từ từ nhỏ nước đá vào vừa tiếp tục trộn đều trong khoảng 5 phút, cho đến khi bạn có được một hỗn hợp sốt bông và mịn.
+ Cho sốt ra thố, bọc kín, để yên ít nhất 30 phút. Nếu không sử dụng ngay, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh cho đến khi cần thiết. Nên mang sốt ra khỏi tủ lạnh ít nhất 30 phút trước khi ăn.
I - International Food (Thực phẩm quốc tế)
Tìm hiểu những món ăn quốc tế đơn giản, dễ làm sẽ giúp mẹ có thực đơn phong phú cho con, đồng thời giúp con phát triển khẩu vị một cách tốt nhất.
Món gợi ý: Bánh crepe, cuộn với bất cứ thứ gì có sẵn hay con thích ăn: kem phô mai, mứt, trái cây cắt nhỏ, sữa chua, phô mai bào, siro cây phong hoặc mật ong, sau đó cắt thành từng miếng.
J - Jicama (Củ đậu, củ sắn nước)
Lột vỏ, rửa sạch, lau khô, cắt thành từng miếng mỏng, hấp cho đến khi mềm (để giảm tối đa khả năng bị hóc); sau đó nghiền mịn, trộn với sữa chua.
Với trẻ lớn hơn, con có thể ăn sống, củ này có vị ngọt như cà rốt, giòn và nhiều nước giống quả lê.
K - Kale (Cải xoăn)
Bỏ gốc, rửa sạch, để ráo nước, sau đó mẹ ướp vài muỗng dầu ô liu và một ít muối biển, nướng trong 20 phút.
M - Milkshake (Sữa trộn)
Để làm con không chán ngấy khi uống sữa, mẹ hãy xay mịn hỗn hợp sau: 1 ly sữa, 1 cốc sữa chua, một ít hoa quả tươi hoặc đông lạnh, 1 muỗng café mật ong. Món này sẽ làm con thích uống sữa vô cùng.
N - Nuts (đậu phộng)
Con có thể nhấm nháp thử đậu phộng rang hoặc ăn sữa chua kèm với đậu phộng rang, sự kết hợp sẽ rất lạ miệng và thú vị đây. Lưu ý: mẹ chỉ nên dành món này cho trẻ đã ăn được đồ cứng và không sợ bị hóc.
O - Oliu (Ô liu)
Quả ô liu đóng hộp hoặc tươi đều là món ăn vặt phù hợp cho bọn trẻ.
Q - Quinoa (Hạt diêm mạch)
Mẹ nấu chín hạt diêm mạch, cho vào một chút bơ, phô mai cắt nhỏ và một ít muối, trộn đều là có thể cho con một món ngon.
R - Ravioli (bánh bao Ý - giống như hoành thánh hay há cảo)
Mẹ có thể tự chế biến ở nhà với phần nhân theo ý thích của con.
S - Sugar Snap pea
Đây là loại đậu có thể ăn sống hoặc tách hạt ăn khi chín. Để chế biến món ăn cho con, mẹ có thể tách hạt, trộn với 2 muỗng dầu ô liu và một ít muối rồi nướng chín.
T - Tomato Soup (Súp cà chua)
Mẹ có thể dùng cà chua tươi hoặc cà chua đóng hộp để chế biến món súp cà chua cho con.
Mẹ có thể làm món này như sau: nấu chín đậu (loại đậu nào cũng được, có thể là đậu lăng), nghiền nhuyễn với dầu ô liu, sau đó cho cà chua vào nấu với nước dùng gà hoặc nước dùng rau củ, đun sôi nhỏ lửa, nấu liu riu 10 phút. Sau khi nêm nếm vừa ăn, mẹ cho tất cả vào máy xay xay nhuyễn. Tiếp đó, mẹ quấy chung hỗn hợp này với đậu nghiền. Món súp cà chua đã sẵn sàng...
U - Under the Sea (Hải sản)
Mẹ có thể cho bé thử hải sản với món cá hồi đầu tiên. Mẹ có thể làm ruốc cá hồi, nấu cháo hoặc súp cá hồi để bé thưởng thức.
V - Veggie Burger (Bơ gơ chay)
Bánh bơ gơ nhỏ, mẹ chỉ cần nướng giòn, cho phô mai và một ít rau vàolà bé đã có bữa phụ ngon lành.
W - Watermelon (Dưa hấu)
Mẹ dùng 2 chén dưa hấu (bỏ hạt), 1 chén dâu tây cắt nhỏ, trộn đều với 1 chén sữa chua là ra một món mát lành cho con.
Y - Yam (Khoai mỡ)
Khoai mỡ và táo bóc vỏ, cắt hạt lựu, hấp cho đến khi mềm; sau đó mẹ ghiền chúng với một ít bơ là xong xuôi một món nhẹ cho con rồi!
Z - Zucchini (Bí ngòi)
Mẹ cắt bí thành miếng dài, xịt dầu ô liu và rắc muối lên trên; sau đó cho vào lò nướng 20-25 phút, rồi để nguội và cho con dùng.
Thực đơn ăn dặm lạ miệng – Nấu siêu nhanh
**************************************************************************************
Nhiều mẹ “than thở” rằng bé cứ nhìn thấy cháo là không chịu ăn vì ngấy. Dĩ nhiên rồi mẹ à, người lớn nếu ngày nào cũng cho ăn cháo thì dù ngon đến đâu cũng ngán ứ, nói chi trẻ nhỏ.
Thay đổi thực đơn không chỉ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn cho bé, mà còn giúp bé hứng thú với bữa ăn hơn đấy. Mẹ thử tham khảo nha!
1. Cơm thịt băm sốt cà chua: (10 phút)
Nguyên liệu:
- Một phần cơm dằm nát tùy theo khẩu phần ăn của bé
- Thịt băm
- Cà chua xắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn
Thực hiện:
- Tán nhuyễn thịt xay trong một ít nước lọc.
- Cho thịt lên bếp nấu cùng cà chua với lửa vừa để thịt chín, cà chua mềm nhuyễn.
- Khi hỗn hợp chín nhừ, cho cơm đã dằm nát vào nấu cùng để hỗn hợp sền sệt.
- Nấu khoảng 5 phút mẹ có thể tắt bếp, nhấc ra và cho một tuýp dầu ăn dinh dưỡng Molivse vào, trộn thật đều.
⇨ Trong mọi món ăn dặm nấu cho bé, mẹ nên đảm bảo cân bằng giữa đạm – tinh bột – chất béo – chất xơ của rau củ quả để phần ăn bé đầy đủ chất dinh dưỡng, mùi vị hấp dẫn, kích thích sự thèm ăn của con.
2. Cơm gà nấu bí đỏ: (10 phút)
Nguyên liệu:
- Một phần cơm nát theo khẩu phần ăn của bé
- Thịt gà – nên dùng thịt đùi gà hoặc cánh gà. Luộc chín gà rồi xé nhỏ thịt, bỏ da. Nước luộc gà có thể dùng để nấu cơm để cơm có vị thơm ngon hơn mẹ nhé!
- Bí đỏ xắt thành khối nhỏ
Thực hiện:
- Nấu bí đỏ trong nước dùng gà cho đến khi bí chín, dùng nĩa dằm bí ra cho nát, nấu tiếp cho mềm.
- Cho cơm vào bí đỏ, nấu khoảng 3 phút thì cho thịt gà xé nhuyễn vào.
- Tắt bếp, dọn ra tô cho bé. Trước khi cho bé dùng bạn nêm thêm 1 tuýp dầu ăn Molivse, trộn đều, cho dậy mùi thơm và cân bằng dinh dưỡng.
⇨ Bí đỏ có chứa tinh bột, protein, carotene, vitamin B, vitamin C, vitamin K, vitamin T, canxi, photpho rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
3. Mì sốt kem tôm (15 phút)
Nguyên liệu:
- Sợi mì ý hoặc mì trứng, trụng mềm, cắt nhỏ
- Sữa tươi không đường hoặc sữa nguyên kem (whipping cream)
- Tôm to bóc vỏ, bỏ đầu – đuôi
- Phô mai mozarella hoặc phô mai bò cười.
Thực hiện:
- Tôm băm nhuyễn
- Cho sữa vào chảo, nấu sôi, cho thịt tôm vào đảo. Lưu ý phần sữa chỉ làm dạng sốt nên cân đối với lượng mì, không nấu với quá nhiều sữa khiến món ăn lõng bõng nước, gây ngấy.
- Khi phần sữa + tôm vừa sệt nước, tôm chín đỏ, cho mì vào đảo. Sữa sẽ khiến món ăn béo, thơm
- Tắt bếp, dọn mì ra đĩa, trộn vào một tuýp dầu ăn dinh dưỡng Molivse và rắc một ít phô mai bào hoặc vài lát phô mai bò cười xắt mỏng. Món ăn nhất định sẽ khiến bé thích mê.
⇨ Món ăn này thích hợp với những bé trên 10 tháng tuổi, đang trong giai đoạn ăn dặm tập nhai. Món ăn không chỉ có vị thơm của sữa, béo của phô mai, mà nhất định sẽ làm bé thích thú vì những sợi mì vàng dai dai sần sật. Nhớ cắt nhỏ mì, để bé không bị sặc mẹ nhé
4. Nui sao nấu tôm thịt: (10 phút)
Nguyên liệu:
- Nui sao loại sao nhỏ, mỏng
- Tôm tươi
- Thịt heo xay
- Nấm rơm
Thực hiện:
- Dùng nước luộc tôm và nấm để nấu cho nui chín mềm nhừ
- Cho một ít nước vào thịt xay, dằm cho tan rồi cho vào nồi nấu cùng
- Nấm và tôm băm nhỏ
- Khi nui chín nhừ, dọn ra bát, rắc nấm và thịt tôm lên trên. Mẹ đừng quên cho một tuýp dầu ăn Molives để bổ sung chất béo cho bé nhé.
⇨ Nui sao có hình dáng dễ thương, bắt mắt. Vị ngọt của nấm, thịt, tôm trong nước dùng bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Nhưng vì món ăn đã có tinh bột, chất đạm, chất xơ, nhưng lại thiếu chất béo, nên mẹ nhớ nêm thêm dầu ăn để món ăn đầy đủ dinh dưỡng và có mùi vị hấp dẫn với bé nha.
“Lợi đủ đường” cho con ăn dặm với nấm
***************************************************************************************************************************************************************************
Nấm nấu mì, cháo, súp, canh hay xào cùng nhiều loại thực phẩm khác đều là những món ăn ngon tuyệt, lại giàu dinh dưỡng bất ngờ cho bé yêu.
Với mùi thơm lôi cuốn, vị ngon ngọt khá giống thịt, nấm là loại thực phẩm hấp dẫn, dễ ăn, lại giàu dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
Nấm có an toàn cho trẻ nhỏ?
Hẳn đây là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh thắc mắc lo lắng khi có ý định bắt đầu đưa nấm vào thực đơn của em bé. Nói chung, trong hầu hết các trường hợp, những loại nấm ăn được vốn được bày bán rộng rãi trong các cửa hàng, siêu thị (nấm rơm, nấm hương, nấm mỡ, nấm kim châm,…) đều an toàn đối với trẻ nhỏ. Nấm không nằm trong danh sách thực phẩm cấm dùng cho trẻ em ăn dặm hay thực phẩm dễ gây dị ứng. Tuy nhiên, để cho chắc chắn, cha mẹ có thể bắt đầu cho con ăn nấm khi bé được 10-12 tháng tuổi trở đi
Lợi ích “vàng” từ nấm đối với trẻ nhỏ
Vitamin D: Vitamin D giúp hệ xương, tim mạch và khả năng miễn dịch của bé phát triển hiệu quả. Có khá ít loại thực phẩm chứa nguồn vitamin D tự nhiên dồi dào như nấm.Theo nhiều nghiên cứu khoa học, cũng giống như da người, nấm chuyển hóa được tia cực tím từ mặt trời thành vitamin D và quá trình chuyển hóa đó vẫn tiếp tục kể cả khi nấm đã được thu hoạch. Sau khi mua nấm về, nếu các mẹ bỏ nấm ra khỏi túi bọc và để chúng ngoài trời trong khoảng 30 phút trước khi chế biến, nấm sẽ cung cấp lượng vitamin D tối đa.
Protein: Nấm là thực phẩm giàu đạm, chứa nhiều axit amin thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải vì thế mà có thể thay thế hoàn toàn thịt, cá, trứng,… bằng nấm cho bé. Bé cần ăn cả đạm động vật và đạm thực vật để đảm bảo hấp thu hàm lượng protein phong phú, cần thiết và cân đối.
Các chất dinh dưỡng khác: Ngoài ra, trong nấm có chứa nhiều chất khoáng, các vi chất (kẽm, selen, crom…), các vitamin tan trong nước như thiamine, riboflavin, niacin, biotin, cobalamins, ascorbic acid… và các chất polysaccharide và triterpen… có tác dụng tăng cường chuyển hoá và tăng đề kháng cho cơ thể. Đây cũng là những thành phần giúp phòng một số bệnh như ung thư, tiểu đường, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, giảm sức đề kháng…
Một số chú ý khi sử dụng nấm cho bé
– Nấm không nằm trong danh sách thực phẩm dễ gây dị ứng nhưng mẹ vẫn cần phải thận trọng khi cho bé ăn nấm lần đầu. Một số bé có cơ địa đặc biệt vẫn có thể dị ứng với nấm. Vì vậy, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn nấm với hàm lượng nhỏ, thấy ổn mới tăng dần lên. Mẹ không được rời mắt khỏi bé khi giới thiệu món ăn mới này và phải liên lạc ngay với bác sĩ nếu thấy những triệu chứng lạ xảy ra.
– Không cho bé ăn những thứ nấm lạ, có màu sắc sặc sỡ hay không biết chắc nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những loại nấm phổ biến hiện nay, được tiêu thụ rộng rãi là nấm kim châm, nấm rơm, nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm đông cô, nấm mèo (mộc nhĩ).
– Khi chế biến các món ăn từ nấm, các mẹ không nên dùng nhiều loại lẫn lộn mà chỉ dùng một loại nấm duy nhất. Ngoài việc đề phòng lẫn nấm độc, còn vì nhiều loại nấm nấu cùng sẽ gây phản ứng hóa học, không độc cũng trở thành độc.
– Nên luộc sôi các loại nấm trước khi xào nấu để đề phòng có độc tính.
– Nấm dễ bị hư thối nên sử dụng nấm càng tươi càng tốt
Gợi ý món ngon cho bé từ nấm
Cháo gà nấm hương/ nấm rơm
Nguyên liệu: 50g gạo; 4 bát nước, 30g thịt gà nạc; 30g nấm rơm hoặc nấm hương; 1 muỗng nhỏ dầu ăn; hành; gia vị
Cách làm:
– Gạo ngâm qua đêm, vo sạch rồi đem nấu thành cháo.
– Nấm hương hoặc nấm rơm đem rửa sạch. Nếu là nấm hương còn thêm công đoạn ngâm trong nước cho mềm. Sau đó vớt nấm ra để ráo và thái nhỏ.
– Thịt gà và nấm xắt thật nhỏ rồi xào chung với hành và gia vị, nêm một chút muối cho vừa miệng.
– Cho hỗn hợp gà xào nấm hương vào cháo đã ninh nhừ rồi đun sôi trở lại. Thêm 1 thìa dầu ăn, trộn đều trên bếp là hoàn thành.
Súp gà ngô nấm
Nguyên liệu: 30g thịt gà, 5 tai nấm hương, 200g ngô ngọt hạt non đã bỏ lõi, 1 quả trứng gà, 2 thìa bột đao, 50g rau mùi, 1 củ hành khô, gia vị
Cách làm:
– Thịt gà đem luộc, xé nhỏ. Nấm hương ngâm nở, rửa sạch, cắt bỏ chân, thái nhỏ. Ngô rửa sạch, để ráo. Rau mùi rửa sạch, thái nhỏ. Hành khô bóc vỏ, thái nhỏ. Trứng gà đánh tan. Hòa 2 thìa bột đao với 4 muỗng canh nước lọc cho bột tan đều.
– Đun nóng 2 thìa dầu ăn, cho hành vào phi thơm.Trút thịt gà, nấm hương vào xào tầm 5 phút. Cho ngô và nước dùng luộc gà vào đun cùng, nêm vào nửa thìa cà phê muối, nửa thìa cà phê hạt nêm. Đợi nguyên liệu sôi thì nêm nếm lại cho vừa miệng và đun thêm khoảng 10 – 15 phút cho đến khi ngô chín mềm.
– Trút từ từ bột đao vào nồi, vừa trút vừa quấy đều tay cho súp sánh, không bị vón cục. Có thể điều chỉnh lượng bột tùy theo sở thích của gia đình muốn ăn đặc hay loãng.
– Cho trứng gà vào nồi, vừa cho vừa quấy đều theo chiều kim đòng hồ để tạo vân đẹp.
– Đợi súp sôi để trứng chín thì tắt bếp, rắc một chút hạt tiêu lên trên để tạo mùi thơm. Múc súp gà ra bát, nhỏ vào súp vài gọt dầu mè cho có mùi thơm hấp dẫn, rắc lên súp một ít rau mùi thái nhỏ để màu sắc sinh động hơn.
thực đơn ADTT 6M
hực đơn cho bé ăn dặm bị táo bón từ những loại rau củ quả các bà mẹ cần biết
************************************************************************************************************************************************************************************************
Các bé sơ sinh và bé dưới 2 tuổi bị táo bón chủ yếu là do các mẹ cho bé ăn dặm sai cách. Thực đơn quá ít rau xanh thiếu chất sơ, dưới đây sẽ là thực đơn dành cho bé ăn dặm bị táo bón từ những loại rau củ quả giúp bé nhanh chóng hết táo bón
Thời điểm bé từ 4- 6 tháng là thời điểm rất quan trọng vì giai đoạn đó là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với ăn dặm. Tuy nhiên do dạ dày còn yếu nên việc lựa chọn thực phẩm cho bé vào giai đoạn này là rất quan trọng. Mẹ Bi xin gợi ý cho các mẹ một số thực đơn ăn dặm cho bé từ 4 -6 tháng như sau. Chúc các bé lên cân đều đều nhé.
Chế biến bột rau củ cho bé tuổi ăn dặm hay bị táo bón
Các loại rau củ như rau cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, rau muống…., chọn khoảng 50 – 100g thật tươi non, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi thái vụn. Cho nửa bát nước to vào nồi đun sôi, bỏ rau củ vào đun lửa to, sôi khoảng 6 -7 phút rồi ngừng, đổ canh và rau vào máy xay nhuyễn rồi lọc bỏ xơ, thêm chút muối hoặc đường là có thể ăn.
Cà rốt, hoa lơ trắng
Khoai tây 100g
Cà chua 1 quả
Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.
Cách làm:
Khoai tây rửa thật sạch, loại bỏ những chấm đen (nếu có), cho 120ml nước vào đun cho chín nhừ, rồi nghiền nhuyễn.
Cà chua trần qua nước sôi, sau đó rửa lại bằng nước lọc, bóc vỏ, bỏ hết hạt, thái nhỏ rồi cho vào nồi đun nhỏ trong 2 phút. Xay nhuyễn.
Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ, đổ nước sôi vào đun trong 10 phút. Sau đó thêm hoa lơ trắng vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn, lọc qua rây, thêm chút đường hoặc muối tinh là có thể dùng được.
Chế biến Cà rốt – Đậu Hà Lan cho bé tuổi ăn dặm hay bị táo bón
Nguyên liệu:
Cà rốt 200g
Đậu Hà Lan 40g
Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.
Cách làm: Đổ nước sôi vào nồi, cho cà rốt vào đun trong 15 phút. Sau đó thêm đậu Hà Lan và đun tiếp trong 5 phút. Xay nhuyễn thêm chút đường hoặc muối tinh vừa đủ rồi cho bé ăn.
Chế biến xúp cà rốt, củ cải, khoai tây cho bé 6-8 tháng tuổi hay bị táo bón
Nguyên liệu:
Cà rốt 40g
Củ cải trắng 40g
Khoai tây 40g
Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ
Cách làm: Cà rốt, củ cải trắng, khoai tây rửa sạch, thái nhỏ. Cho nước vào nồi rồi cho toàn bộ rau vào đun đến khi rau nhừ. Vớt ra xay nhuyễn rồi lọc qua rây, thêm đường hoặc muối tinh vừa đủ là được.
Bột chuối tiêu
Nguyên liệu:
Chuối tiêu chín nục 1 quả
Đường trắng, vài giọt nước cốt chanh.
Cách làm:
Rửa sạch chuối, bỏ vỏ
Cắt chuối thành miếng nhỏ, xay nhuyễn, thêm đường trắng, cho mấy giọt nước chanh, trộn đều, đổ vào bát con là có thể ăn được.
Bột táo đỏ
Nguyên liệu:
Táo đỏ 100g
Đường trắng 20g
Cách làm:
Rửa sạch táo, cho vào nồi. thêm nước đun 15 – 20 phút cho đến khi táo chín nhừ.
Bỏ vỏ táo, hạt táo, thêm đường trắng, khuấy đều là có thể ăn được.
Bột cà rốt, táo đỏ
Nguyên liệu:
Cà rốt 75g
Táo đỏ 50g
Mật ong vừa đủ
Cách làm: Cà rốt và táo gọt vỏ, thái vụn. Đung sôi nước, cho cà rốt và táo vào nấu nhừ, thêm mật ong, đảo đều là được.
Bột táo – Khoai lang
Nguyên liệu:
Khoai lang 50g
Táo tàu 50g
Mật ong vừa đủ
Thực đơn cho bé ăn dặm bị táo bón từ những loại rau củ quả các bà mẹ cần biết - phần 1
Cách làm: Khoai lang và ráo rửa sạch, gọt vỏ, thái vụn, luộc chín mềm, để nguội rồi xay nhuyễn, lọc bỏ xơ thêm một chút ít mật ong, trộn đều là được.
Bột đào
Nguyên liệu:
Đào chín 1 quả
Nước, đường trắng vừa đủ
Cách làm: Chần đào trong nước sôi một phút, sau đó rửa bằng nước lọc, gọt vỏ, thái nhỏ, bỏ hạt. Xay nhuyễn lọc qua rây, thêm đường vừa ăn.
Chế biến đào, táo, lê cho bé hay bị táo bón
Nguyên liệu:
Táo đỏ, đào chín, lê mỗi loại 50g
Nước, đường trắng vừa đủ.
Cách làm: Táo, đào, lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ. Cho vào nồi đun sôi với 100ml nước, nhỏ lửa trong khoảng 8 phút. Thêm đào và lê vào, đun sôi thêm 3 – 4 phút nữa. Xay nhuyễn và lọc qua rây, thêm chút đường cho vừa ăn là được.
Bột sữa – Bí đỏ
Nguyên liệu:
Bột gạo 10g
Sữa bột – loại bé vẫn thường dùng 12g
Bí đỏ 30g
Dầu 2.5g
Đường 10g
Nước 200ml
Cách làm:
Bí đỏ luộc chín, xay nhuyễn.
Lấy chút nước lạnh khuấy với 10g bột cho tan đều, thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại vào, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín.
Cho bột ra bát, thêm ½ thìa cà phê dầu trộn thật đều sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào.
Bé ăn từ 1/3 đến 1 bát mỗi ngày.
Chế biến bột đậu phụ – Bí xanh cho bé ăn dặm hay bị táo bón
Nguyên liệu:
Bột gạo 10g
Đậu phụ 30g
Bí xanh 30g
Đường 2g
Dầu 5g
Nước 200ml
Cách làm:
Bí xanh nấu chín xay nhuyễn
Đậu phụ xay nhuyễn
Hòa 10g bột gạo với chút nước, thêm hỗn hợp trên vào phần nước còn lại, bí xanh, tàu hũ, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đến khi chín. Cho ra bát thêm vào thìa cà phê trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn.
4 món quả trộn với bí đỏ cho bé 6-8 tháng tuổi
********************************************************************************************************************************************************************************************
Bí đỏ giàu vitamin A (dưới dạng beta caroten), kali và sắt, phù hợp với bé từ 6 tháng tuổi.Cách chế biến nước quả siêu tốt cho bé đang ăn dặm.Tuy nhiên, mỗi tuần cha mẹ chỉ nên cho bé ăn 1-2 bữa bí đỏ (mỗi bữa 1 miếng nhỏ), để tránh hiện tượng vàng da do thừa beta caroten.
Các mẹ có thể tham khảo 4 món quả trộn chung với bí đỏ dành cho bé từ 6-8 tháng tuổi sau đây:
1. Bí đỏ và chuối chín
Nguyên liệu: ½ bát nhỏ bí đỏ được nấu chín và dầm nhuyễn; 2 miếng chuối chín (tùy theo khẩu phần của bé).
Thực hiện: Chuối chín được dầm nhuyễn, trộn chung với bí đỏ. Nên trộn đều hỗn hợp chuối và bí đỏ thật kỹ, trước khi cho bé thưởng thức. Ngoài ra, có thể thêm sữa chua vào hỗn hợp trên; hoặc trộn hỗn hợp trên vào bột ăn dặm cho bé.
2. Bí đỏ và quả lê
Nguyên liệu: ½ bát bí đỏ được nấu chín và dầm nhuyễn; 1 miếng lê được gọt vỏ và hấp chín (với bé 8 tháng tuổi thì không cần hấp, nên cho bé ăn lê tươi).
Thực hiện: Lê được xắt dạng hạt lựu (khối vuông nhỏ). Tiếp đến, dầm nhuyễn lê và trộn đều với bí đỏ và cho bé ăn.
3. Bí đỏ, lê và đào
Nguyên liệu: ½ bát bí đỏ được nấu chín và dầm nhuyễn; 1 miếng lê được gọt vỏ, hấp chín (không cần hấp với bé 8 tháng tuổi); 1 miếng đào được gọt vỏ, hấp chín (không cần hấp với bé 8 tháng tuổi).
Thực hiện: Đào và lê được xắn dạng hạt lựu, dầm nhuyễn; sau đó, trộn đều với bí đỏ rồi cho bé thưởng thức.
4. Bí đỏ và quả táo
Nguyên liệu: 1 miếng bí đỏ được gọt vỏ, bỏ hạt và rửa sạch; 1 miếng táo được gọt vỏ.
Thực hiện: Bí đỏ được thái dạng hạt lựu, táo xắt lát mỏng. Bỏ táo và bí đỏ vào nồi chung cho đến khi cả hai chín mềm (không cần hấp táo nếu bé được 8 tháng tuổi). Cuối cùng, dầm nhuyễn táo và bí đỏ với nhau rồi cho bé thưởng thức.
Thực phẩm có thể trộn chung với bí đỏ: chuối, táo, lê, đào; carrot, khoai lang; thịt gà; sữa chua; bột ăn dặm, lúa gạo.
Những cách kết hợp thực phẩm có lợi cho sức khỏe bé
********************************************************************************************************************************************************************************************
Giai đoạn mới ăn dặm đến 8 tháng tuổi
1. Bí đỏ, chuối chín và nước ép táo
Dầm nhuyễn bí đỏ đã được hấp (luộc) chín với một phần chuối chín. Thêm vào hỗn hợp nước táo ép.
2. Bí đỏ và chuối chín
Bí đỏ hấp chín rồi trộn chung với chuối chín.
3. Nước xốt táo và nước xốt lê
Trộn táo và lê (được hấp chín và xay nhuyễn) với nhau.
4. Chuối chín và quả bơ
Chuối chín và quả bơ là món ngon cho bé. Có thể thêm hỗn hợp quả này vào bột ăn dặm: Trộn bột với nước ấm; sau đó, cho hỗn hợp quả vào bột rồi trộn đều lên.
5. Bí đỏ và bột ăn dặm
Trộn lẫn bí đỏ (hấp chín, dầm nhuyễn) với bột yến mạch hoặc bột gạo ăn dặm.
6. Táo và bột ăn dặm
Trộn lẫn một phần nước xốt táo với bột yến mạch hoặc bột gạo ăn dặm.
7. Khoai lang và nước táo ép
Thêm chút nước táo ép vào hỗn hợp khoai lang được hấp chín, dầm nhuyễn sẽ khiến khoai có vị ngọt, thơm hơn.
Giai đoạn 8-10 tháng tuổi
1. Đậu Hà Lan, carrot và bột ăn dặm
Có thể thêm vào hỗn hợp trên một chút nước táo ép và sữa chua sau khi đã múc bột ra bát.
2. Đậu que và khoai tây
Trộn lẫn đậu que với khoai tây thành hỗn hợp mịn. Có thể thêm nước ép táo hoặc nước ép lê khiến bé ngon miệng.
3. Khoai lang và bột ăn dặm
Thêm khoai lang vào bát bột ăn dặm cho bé; sau đó, múc bột ra bát rồi thêm sữa chua.
4. Các món kết hợp với đậu phụ
- Đậu phụ trộn lẫn với nước táo ép.
- Trộn lẫn đậu phụ với quả bơ và quả lê.
- Trộn đậu phụ với chuối chín.
5. Các món với thịt gà (thịt bò)
- Thịt gà (thịt bò) trộn cùng carrot (có thể thêm nước ép táo)
- Thịt gà (thịt bò) trộn chung với bí đỏ hoặc khoai lang.
Một số cách kết hợp khác:
- Dâu tây và bánh mỳ nướng
Vitamin C có trong dâu tây làm biến đổi chất sắt có trong bánh mỳ nướng thành một dạng mà cơ thể dễ hấp thu.
- Cháo (bột) yến mạch (oatmeal) và sữa công thức
Magiê có trong bột yến mạch tăng khả năng hấp thụ canxi có trong sữa.
- Dầu olive và rau xanh
Những loại rau như súp lơ xanh, cải bó xôi (rau chân vịt), quả bí đao; thậm chí cả ớt xanh, những loại rau có lá màu xanh đậm đều có thể kết hợp với dầu olive. Chất béo “khỏe mạnh” trong dầu olive giúp cơ thể hấp thu tốt chất chống oxy hóa có trong rau xanh.
- Thịt gà và carrot
Súp thịt gà, carrot là món ăn thích hợp cho bé khi ốm. Chất kẽm có trong thịt gà giúp cơ thể chuyển hóa tốt vitamin A có trong carrot.
Cách nấu 3 món cháo lươn ngon cho bé ăn dặm gửi các bà mẹ yêu nội trợ
********Cách chọn mua và sơ chế lươn nấu cháo cho bé ăn dặm:
– Lươn chỉ nên chọn con từ 1 đến 1.3kg, màu vàng, đuôi dài là loại lươn ngon.
– Cho lươn vào trong nồi to, cho một nắm muối, hoặc nửa bát giấm rồi đậy chặt vung để lươn quẫy và ra hết nhớt.
– Nếu bạn không muốn cho con ăn phần da lươn thì dội nước sôi vào rồi dùng tay chà sát nhẹ, da lươn sẽ bong ra hết.
– Lấy lươn ra tuốt hết nhớt, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín hoặc hấp chín với một miếng gừng hoặc nghệ để khử mùi tanh.
– Khi lươn đã chín bạn mới gỡ ra, bỏ phần ruột, giữ lại phần tiết để nấu cháo vì tiết lươn rất bổ.
*********Cách nấu 3 món cháo lươn ngon cho bé:
1. Cháo lươn khoai môn bổ dưỡng cho bé Nguyên liệu:
– 200g thịt lươn.
– 100g gạo.
– 100g khoai môn đã được thái nhỏ.
– 1 thìa cafe hành tím.
– Rau mùi, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm, hành lá, hạt tiêu.
Chế biến:
– Mẹ hãy vo sạch gạo rồi nấu cháo với 1l nước rồi cho khoai môn vào nấu nhừ.
– Lươn lóc bỏ xương, thái miếng nhỏ, ướp 1 thìa café hạt nêm. – Phi thơm hành tím với một thìa dầu ăn, cho thịt lươn vào xào cho tới khi săn và thơm.
– Tiếp đến là cho lươn vào nồi cháo, trộn đều. Mẹ thêm một thìa hạt nêm nữa và 2 thìa cafe nước mắm là được.
– Khi ăn mẹ nhớ cho ít hành lá và rắc một chút tiêu để món cháo thêm hấp dẫn nhé.
2. Cháo lươn cà rốt cho bé
Nguyên liệu:
– Gạo tẻ: 25g bạn có thể ước chừng khoảng một nắm tay
– Thịt lươn: 10g
– Cà rốt băm nhuyễn: 20g
– Dầu ăn: 1,5 thìa
– Cà phê nước mắm: 1 thìa
– Cà phê muối iốt: 1 muỗng
Cách làm:
– Gạo nhặt sạch hết sạn, vo sơ để tránh mất các chất đạm bên ngoài
– Nấu chín mềm cùng với cà rốt băm để được một bát cháo đặc
– Lươn luộc hoặc hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ.
– Hòa cháo cà rốt trong 100 ml nước (khoảng 1/2 bát)
– Bắc lên bếp nấu sôi trở lại.
– Nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, khuấy đều, đun thêm khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, cho thịt lươn vào đảo đều.
– Để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) rồi thêm 1,5 thìa súp dầu ăn và cho bé ăn khi còn nóng ấm.
3.Cháo lươn bí đỏ bổ dưỡng cho bé Nguyên liệu: 4 muỗng canh vun bột gạo (20 g) Bí đỏ Thịt lươn đồng 1 muỗng canh gạt dầu(5 g) Nước 1 chén đầy (250 ml) Ngò rí Các bước thực hiện:
1. Lươn luộc chín gỡ lấy thịt, phi thơm hành xào lươn
2. Cho gạo và bí đỏ vào nấu mềm Nhấc xuống, cho thịt lươn đã xào vào, rồi nêm ít ngò cho thơm, sau đó cho muỗng canh dầu vào. Cháo dậy lên mùi thơm của thịt lươn, bùi bùi của bí đỏ, beo béo của chút dầu.
**********Cháo lươn nấu với rau gì cho bé ăn dặm tốt nhất
Rau mùng tơi có thể đem nấu bột (cháo) cùng lươn. Lươn mua về bóp sạch với giấm, muối. Sau đó, luộc chín, gỡ lấy thịt lươn. Tiếp đến, rồi đem xào kỹ, xay nhỏ để nấu bột (cháo) cho bé cùng với rau mùng tơi băm nhỏ. Hoặc có thể chọn cách đem nướng lươn cho đến chín, bóc bỏ da, ruột, chỉ lọc lấy phần thịt lươn để nấu cháo cho bé. Ngoài nấu với rau mùng tơi, có thể nấu bột (cháo) lươn cùng rau ngót.
– Canh rau ngót nấu với thịt nạc băm là món ngon phổ biến cho bé ăn cơm. Ngoài thịt nạc băm, có thể đổi món nấu canh rau ngót với giò băm, thêm ít nấm rơm tạo thành món ăn cho bé ngon miệng.
BÀI THUỐC TRỊ BIẾNG ĂN,MỒ HÔI TRỘM,...TỪ LƯƠN CHO BÉ
Lươn – Món ăn, vị thuốc tốt cho trẻ nhỏ
********************************************************************************************************************************************************************************************
Lươn vàng còn gọi là thiên ngư, trương ngư – một trong “bốn món tươi ngon dưới sông” (tứ đại hà tiên). Thịt lươn có nhiều chất đạm, bột, đường, lecithin, các vitamin B1, B2, PP, K, A, E, D và Fe , Ca, P.
Theo Đông y, lươn vàng tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ ngũ tạng, bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, ôn dương, bồi bổ can, thận, làm mạnh gân cốt, khử phong thấp, thông kinh mạch. Thích hợp với các chứng thiếu máu lao lực, ho hen, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt mặt ngoại biên, tiêu khát, kiết lỵ. Ngoài là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, lươn còn là vị thuốc quý, đặc biệt đối với trẻ em.
Sai lầm tai hại khi nấu cháo cho con gần như mẹ nào cũng mắc
Chữa trẻ biếng ăn, ăn không tiêu, mồ hôi trộm:
Thịt lươn: 1 con (250 – 300g), kê nội kim (màng mề gà) 6g; hành, gừng, nước tương, muối, bột ngọt vừa đủ. Lươn làm thịt, bỏ nội tạng, rửa sạch, cắt đoạn dài 6cm, kê nội kim rửa sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn, gia hành, gừng, rượu, muối, nước tương, dùng lửa lớn rồi hạ nhỏ, chưng chín, cho chút bột ngọt vào, trộn đều là được.
(ngày đi ngoài 5 – 6 lần, phân chua hoặc thối khắm). Lươn 125g, kê nội kim 5g, hoài sơn 10g, gừng tươi 2 lát. Lươn làm sạch xào với gừng cho thơm, tưới ít rượu, cho nước vừa đủ rồi cho kê nội kim và hoài sơn vào. Dùng lửa lớn rồi hạ nhỏ đun 1 giờ cho gia vị. Trẻ nhỏ uống phần nước.
Chữa trẻ em suy dinh dưỡng, bụng ỏng, đít beo, phân sống, gầy còm,biếng ăn:
Lươn nấu sâm quy. Thịt lươn 300g, đương quy 15g, đẳng sâm 15g, hành tây 25g, gừng tươi 15g, muối ăn vừa đủ. Lươn rửa sạch, thái sợi, đương quy và đẳng sâm cho vào túi vải, bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước nấu trong 1 giờ, vớt bỏ túi thuốc, gia hành, gừng muối, nấu thêm 1 tiếng nữa là được. Ăn thịt lươn và nước. Món này bổ hư rất tốt. Ăn thường xuyên có tác dụng bổ dưỡng, chữa thần kinh và thể lực suy nhược do ốm lâu ngày, khí huyết bất túc, gầy yếu, da vàng héo
14 MÓN NGON , BỔ DƯỠNG VỚI BỘT YẾN MẠCH
****************************************************************************************************************************************************************************
Bột yến mạch là một trong những loại thực phẩm lành và ít gây dị ứng nhất. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể cho con làm quen với món ăn này ngay khi con được 5-6 tháng tuổi. Thậm chí, vì có chứa rất nhiều chất xơ hòa tan, YẾN MẠCH còn tốt hơn cả gạo vì sẽ không gây táo bón ở trẻ. Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về “out put” rất đẹp của con.Bột cháo nấu từ yến mạch thơm ngon hơn nhiều so với cháo nấu bằng gạo thường, do đó sẽ kích thích vị giác các bé đang tuổi ăn dặm.Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Mỹ cũng chỉ ra rằng trẻ ăn yến mạch vào buổi sáng sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ và tiếp thu, do đó sẽ thể hiện tốt ở trường hơn các trẻ khác
1.Cháo yến mạch chuối sữa hoàn hảo cho bữa ăn đầu đời của bé
- 1 cốc sữa tươi
- ½ cốc nước
- 1 cốc yến mạch
- 1 quả chuối tiêu nghiền
- 1-> 3 thìa mật ong
- Bột canh vừa đủ
- 1 thìa bơ lạt
- 1 thìa hạt óc chó hoăc mắc-ca xay vỡ hạt ( có thể thêm vào hoặc bỏ qua)
Chế biến:
- Đổ nước và sữa tươi vào đun trước
- Thêm yến mạch, mật ong, chuối và muối vào nấu đến khi nhừ
- Thêm bơ vào khuấy đều
Thêm vài lát chuối trang trí cho đẹp mắt
2.Cháo yến mạch thịt bò cần tây:
Nguyên liệu: Thịt bò 10g, cần tây 10g yến mạch 50g
Cách chế biến:
Cần tây rửa sạch, thái nhỏ, xay nhuyễn lấy cả nước lẫn cái.
Thịt bò băm nhỏ đun 2 phút.
Xay nhỏ yến mạch.
Đun 50g bột yến mạch và cần tây với 100g nước, vừa đun vừa khuấy đều tay đến khi chín.
Cho thịt bò vào hỗn hợp, đun thêm 1 phút rồi tắt bếp. Bỏ 1 thìa dầu olive.
Cho bé ăn ngay khi nóng hoặc cấp đông.
3.Cháo yến mạch, thịt hun khói và trứng lòng đào
Nguyên liệu:
2 cup yến mạch (rolled oats)
3 cup nước lạnh
Một chút muối
4 quả trứng
300g thịt ba rọi hun khói thái hạt lựu
Hành lá thái nhỏ và tiêu đen
Cách làm:
Bắc chảo lên bếp, khi chảo nóng cho thịt nguôi vào chiên lửa trung đến khi thịt giòn thơm, chảy bớt mỡ thì vớt thịt để ráo.Đun nước trong nồi trung đến khi sôi thì bỏ yến mạch và muối vào, quậy đều. Hạ lửa liu riu và nấu tiếp khoảng 5 phút đến khi yến mạch mềm, nở và cháo sánh là được.Chiên trứng gà trên chảo chống dính với một tí dầu, rắc chút muối và tiêu trên mặt trứng rồi đổi mặt. Chú ý làm nhẹ nhàng tránh bể lòng đỏ trứng. Chỉ chiên trứng đến khi lòng trắng chín, lòng đỏ còn lòng đào.Chia cháo yến mạch ra 4 tô nhỏ, rắc thịt nguôi chiên giòn lên, rồi đặt một quả trứng trên cùng. Thêm chút hành lá và tiêu, dọn ăn nóng.
4.Cháo yến mạch rau củ :
Nguyên liệu:
Đậu Hà Lan, Cà rốt, Củ cải đỏ, Súp lơ,Yến mạch: 50g
Cách chế biến:
Xay nhỏ yến mạch Đậu Hà Lan, cà rốt, củ cải đỏ và súp lơ rửa sạch, thái miếng nhỏ.Cho yến mạch và tất cả các loại rau trên vào nồi, đổ ngập nước đun nhừ trong vòng 15 phút.Đổ sản phẩm ra rây mịn, nghiền nhuyễn.Trộn vào hỗn hợp 1 thìa dầu olive.Sản phẩm có thể cho bé ăn ngay hoặc cấp đông dùng dần.
5.Cháo ngao, bầu và yến mạch
Nguyên liệu: Bầu; ngao; yến mạch và rau mùi, hành lá. Gia vị gồm dầu ăn, chút nước mắm hay hạt nêm.
Cách làm: Yến mạch khô ngâm nước cho mềm. Sau đó, gạn bỏ nước. Bầu làm sạch, thái hạt lựu. Ngao hấp chín, băm nhỏ.
Cho dầu ăn vào chảo, cho ngao vào xào cùng chút đầu hành lá cho thơm. Thêm hạt nêm hay chút xíu mắm.
Lấy nước hấp ngao, cho yến mạch vào.
Bắc lên bếp, sôi thì cho bầu vào. Cho thịt ngao đã xào chín vào cùng với hành thái nhỏ.
6.Cháo yến mạch với tôm, rau cải ngọt
Tôm với giá trị dinh dưỡng thiết yếu giúp cơ thể bé khỏe mạnh, phát triển hoàn thiện kết hợp với cải ngọt, yến mạch hỗ trợ giảm cân, ngăn chặn tích lũy mỡ thừa hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 50g yến mạch
-100g tôm tươi
- Cải ngọt khoảng vài lá cải non là đủ
Cách chế biến:
Yến mạch ngâm nước trước khoảng 5-15 phút.
Tôm bóc vỏ bỏ đầu, bỏ chỉ và vỏ tôm rồi rửa thật sạch để ráo nước rồi xay nhuyễn hoặc băm nhỏ. Phần đầu tôm rửa sạch, giã nhỏ lọc lấy nước khoảng 1 bát con.
Cải ngọt rửa sạch rồi thái nhỏ.
Cho nước lọc đầu tôm, thịt tôm và cải vào nồi đun sôi khoảng 5 phút, rồi cho yến mạch vào nêm nếm vừa miệng là bạn đã hoàn thành món cháo yến mạch tôm cải ngọt. Cho bé ăn nóng hoặc bảo quản kĩ trong tủ lạnh để dùng dần.
7.Nấu bột yến mạch với sữa:
Lấy 2 muỗng canh bột yến mạch nguyên chất hòa với 300ml nước ( 1 bát nước đầy ) đun , khuấy đều 5-7 phút sau khi sôi cho đường và 1 muỗng canh sữa đặc hoặc sữa bột bỏ thêm 1 ít bơ cho vị thơm ngon .
Nếu nấu với sữa tươi thì lấy 2 muỗng canh bột hòa với 180ml sữa tươi và 120 ml nước ( gần ½ bát ) đun , khuấy đều khoảng 5-7 phút sau khi sôi cho đường và 1 ít bơ tùy khẩu vị . Có thể thay bơ bằng dầu ăn .
8. Nấu yến mạch với trứng:
Lấy 2 muỗng canh bột hòa với 300ml nước ( 1 bát đầy ) đun ,khuấy đều 5-7 phút sau khi sôi cho1 quả trứng đánh sẵn , bỏ thêm đường hoặc muối và ít bơ, dầu ăn cho vị béo ngậy.
9.Cháo yến mạch, cà rốt
Nguyên liệu:
- 30g yến mạch
- 20g cà rốt ( khoảng 1/3 củ)
- 20g thịt nạc dăm (cỡ bằng bao diêm)
- Vài cọng hành lá
Cách làm:
Bước 1: Ngâm yến mạch với nước sạch khoảng 5p.
Bước 2: Cà rốt rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt bằm nhuyễn.
Bước 3: Luộc cà rốt với một chút nước.
Sau đó trộn thịt bằm vào nồi cà rốt vừa luộc, hoà cho tan đều.
Bước 4: Bắc nồi nấu đến khi nước sôi thì cho yến mạch vào, nấu cho đến khi cháo sôi kỹ thì tắt bếp. Hành lá rửa sạch, xắt nhỏ thả vào cháo sau cùng.
10.Yến mạch trái cây trộn sữa cho bé
Yến mạch tuy là một món ăn còn nhiều lạ lẫm nhưng nêú được sử dụng trong các bữa sáng thì quả là một món ăn bổ dưỡng, giàu năng lượng. Trẻ ăn yến mạch vào buổi sáng sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ và tiếp thu, do đó sẽ thể hiện tốt ở trường hơn các trẻ khác.
Nguyên liệu:
- 2 trái Kiwi (có thể thay bằng loại hoa quả khác theo sở thích),2 muỗng canh yến mạch. 100ml nước sôi ,3 muỗng sữa bột
Cách làm:
Bước 1: Kiwi rửa sạch, gọt vỏ, dùng bàn mài mài mịn phần cơm, không lấy phần ruột.
Bước 2: Đổ nước sôi vào chén yến mạch, quậy đều đến khi yến mạch nở bung, đặc lại.
Bước 3: Đợi yến mạch hơi nguội thì trộn trái cây và sữa bột vào khuấy đều là có thể cho bé ăn.
Bước 4: Phần trái cây còn lại các mẹ cấp đông trong ngăn đá. Mỗi lần cần, mẹ chỉ việc lấy những viên đá trái cây này ra xả đông trong lò vi sóng khoảng 1 phút là được.
Các mẹ có thể thay đổi nhiều loại trái cây khác cũng rất hợp với yến mạch để đổi vị cho con như chuối, lê, táo, đào…
11.Súp yến mạch
Nguyên liệu:
- 200g bột yến mạch.
- 300g lườn cà hồi.
- 150g nấm rơm.
- 750ml nước dùng gà trong.
- 1 thìa súp bột mì.
- 1 miếng vỏ chanh tươi.
- Rau mùi, dầu ăn.
- 1 thìa súp hạt nêm.
- 1/2 thìa cà phê tiêu.
- 1/2 thìa cà phê hành băm.
Thực hiện:
- Lườn cá hồi rửa sạch, dùng khăn lông thấm khô, thái miếng vừa ăn. Lăn cá qua bột mì rồi thả vào chảo dầu nóng, rán giòn.
- Nấm rơm thái bỏ gốc, rửa sạch thái làm đôi. Vỏ chanh thái nhuyễn. Phi thơm hành băm, cho nấm rơm vào đảo chín.
- Cho bột yến mạch vào nước dùng khuấy tan, bắc lên bếp đun sôi nêm hạt nêm. Kế tiếp cho vỏ chanh, nấm rơm, lườn cá hồi vào rồi tắt lửa.
12.Yến mạch sò huyết
Nguyên liệu
Yến mạch 40gr
Sò huyết 5 con
Dầu mè: 5 giọt.
Nước: Hơn 2 chén
Hành, rau mùi, nước mắm, muối đường.
Hướng dẫn
Bước 1: Sò huyết rửa sạch, đun nước sôi, tắt bếp, thả sò vào ngâm 5 phút, cạy miệng lấy thịt băm nhỏ, ướp gia vị.
Bước 2: Yến mạch ngâm trong nước 5-10p sau đó cho vào đun sôi, cho sò đã ướp vào nấu cùng.
Bước 3: Sau khi sò và yến mạch đã chín nhuyễn, bắc xuống và cho dầu mè, rau mùi, hành vào trộn cùng cho bé ăn.
13.Nấu với nước xương, thịt bằm:
Trộn ngũ cốc với chút nước (hoặc nước hầm xương) rồi đun trên bếp khoảng 5-7 phút cùng với thịt (tôm, lươn,…) băm đến khi chín thì cho gia vị, dầu ăn vừa đủ.
14.Bánh táo với yến mạch bổ dưỡng
Overnight Baked Apple Oatmeal with Crunchy Brown Sugar Streusel
Nguyên liệu : - 2 quả táo lớn
- 1/2 tách nước chanh
- 100g bơ không muối
- 60g đường nâu
- 45g xirô màu vàng nhạt
- 200g yến mạch
- 25g hạt hướng dương
- 25g hạt bí ngô
- Một chút muối
Cách làm :
1. Bật trước lò nướng ở 180 độ C.
2. Đổ một chút dầu ăn vào một chiếc khay nướng rộng khoảng 20cm2.
3. Gọt vỏ táo, bỏ hết lõi và cắt nhỏ. Cho táo, nước chanh và chút nước vào một chiếc nồi, đặt lên bếp, đun nhỏ lửa, hầm trong khoảng 10 phút tới khi táo mềm. Thỉnh thoảng khuấy đều.
- Cho táo vào một chiếc sàng, nghiền nhuyễn, ép hết nước.
4. Trộn yến mạch, hạt hướng dương và hạt bí ngô lại với nhau.
- Đun chảy bơ, đường, xi rô và muối ở nhiệt độ thấp nhưng không để hỗn hợp sôi.
- Đổ hỗn hợp bột yến mạch với hỗn hợp bơ và khuấy đều.
5. Đổ một nửa hỗn hợp bơ và yến mạch vào khay nướng. Sau đó, đổ nốt hỗn hợp còn lại lên trên và tiếp tục trải đều.
- Nướng hỗn hợp trong khoảng 20-25 phút.
6. Bỏ bánh ra khỏi lò nướng, cắt thành từng miếng vuông nhỏ, để nguội hẳn, cho vào tủ lạnh ít nhất khoảng 4 giờ.
7. Cất bánh vào chiếc hộp kín và để vào tủ lạnh dùng dần.
NHỮNG MÓN ĂN DẶM KN CHO BÉ 7-8M TRỞ LÊN AI ADTT CŨNG RINH VỀ XÀI ĐƯỢC NHE Biểu tượng cảm xúc kiki
19. Cháo cá thịt trắng và cà rốt (20 phút)
Nguyên liệu:
50g cà rốt, 30g nạc cá thịt trắng (thịt cá màu trắng), 1/2 thìa cà phê rong biển tươi (hoặc 1 thìa rong biển khô), 1/2 thìa cà phê bột gạo/ bột năng (làm trơn)
Cách làm:
(1) Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng khoảng 1mm, luộc chín trong 10p và nghiền nhuyễn .(2), Rong biển rửa sạch, luộc ở lửa lớn trong 1 -2p cho mềm (3) Cá bỏ da, luộc/ hấp chín mềm trong 5p rồi lọc hết xương, làm nhỏ . Cho nước súp (nước dashi) vào nồi, cho 1, 2, và 3 vào, đun sôi (khoảng 3p); cuối cùng cho bột gạo/ bột năng đã hòa tan vào, đợi sôi lại thì tắt bếp.
Chú ý: Rong biển cần đc rửa sạch kỹ với nước lạnh cho hết mặn, sau đó luộc bằng nước lạnh.
20. Cháo đậu cô ve và vừng đen (10 phút)
Nguyên liệu:
1 thìa đậu cô ve luộc chín, 4 thìa cháo trắng, 1 thìa nước dashi (hoặc nước rau củ hay nước hầm xương đều được), vừng đen rang chín giã nhỏ vừa đủ.
Cách làm:
Cho đậu cô ve vào nước dashi, luộc chín và nghiền nhỏ. Sau đó cho lên mặt chén cháo rồi rắc vừng đen lên.
Chú ý: Dùng đậu đông lạnh hay đậu tươi đều được.
21. Sốt thịt gà băm nấu khoai môn (10 phút)
Nguyên liệu:
(70g) khoai môn, 2 thìa thịt gà bằm, bột gạo/ bột khoai tây/ bột năng (tạo độ sánh), 2/3 cup nước dashi (100ml), 2 thìa hành lá bằm nhuyễn, nước tương (xì dầu) vừa đủ.
Cách làm:
Khoai môn gọt vỏ, cắt lát mỏng, dùng wrap bọc lại, hấp trong lò vi sóng trong 2 phút. Sau đó đợi bay hết khói, dùng nĩa dằm nhỏ hoặc bằm bằng dao cho nhuyễn. Cho chảo lên bếp, cho thịt gà bằm hòa với nước dashi cho tơi, đun cùng với nước tương và hành lá thái nhỏ cho tới khi thịt gà chín mềm (khoảng 6p). Cuối cùng cho bột gạo đã hòa tan vào, đun sôi lại để tạo độ sánh là ok.
Chú ý: Nếu giỏi làm bếp, bạn có thể để miếng khoai môn trên tay rồi dùng dao thái lát sẽ mỏng hơn để trên thớt.
22. Cháo cá cơm lá dâu non cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm (10 phút)
Nguyên liệu:
4 thìa cà phê cháo 1:5, 1 thìa cá cơm, 1 ~ 2 lá dâu non
Cách làm:
Cá cơm đun với 1 chút nước lá chè xanh để khử mùi, xong luộc chín nghiền nhuyễn. Lá dâu non cũng luộc chín, nghiền nhuyễn. Có thể để riêng cá và lá dâu thành 1 đĩa, cháo trắng để riêng 1 bát; hoặc trình bày theo kiểu cháo trắng múc trước, sau đó rắc lá dâu nghiền lên, cuối cùng là xúc 1 cá cơm để lên trên cùng, khi ăn thì trộn đều ăn hoặc từng thứ 1.
Chú ý: Có thể thay cá cơm bằng các loại cá thịt trắng: cũng hấp chín và nghiền tới độ thô bé ăn là ok.
Thuỵ Điển áp dụng thực đơn cho bé ăn dặm chủ yếu là rau và trái cây nghiền nhuyễn
23. Khoai tây nghiền trộn gan gà cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm (20 phút)
Nguyên liệu:
1/4 củ khoai tây (khoảng 20g), gan gà 20g, 10g cọng cải bó xôi, 1 chút bột năng, 1 thìa súp nước dùng gà, 1/2 thìa cà phê nước tương.
Cách làm:
Khoai tây hấp chín làm nhỏ. Gan gà rửa sạch, trụng qua nước sôi già có đun chút gừng để khử mùi sau đó hấp chín, dùng dĩa/thìa làm nhỏ thì sẽ không có mùi nồng như xay.. Cọng cải bó xôi háp chín, lấy sống dao làm mềm rồi bằm nhỏ. Cho nước tương (xì dầu) vào nồi nước dùng gà, sau đó cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế ở trên vào, đun cho tới khi sôi bùng thì vặn lửa nhỏ, cho thêm bột năng cho sánh, đun thêm 1 đến 1,5 phút nữa thì tắt bếp.
Chú ý: Có thể cho thêm các loại rau củ khác tùy ý..
24. Cháo với tương bột (natto) (5 phút)
Nguyên liệu:
1 thìa cà phê tương bột (natto), 4 thìa cà phê cháo 1:5
Cách làm:
Cho tương bột vào 1 chén nước lọc lạnh, quậy nát ra rồi đổ vào nồi cháo, đun sôi lại là xong.
Chú ý: Có thể cho thêm rau để món cháo nhiều màu sắc bắt mắt hơn.
Natto là tên gọi của loại tương đậu nành dạng bột, giống như kiểu tương bần cả hạt của Việt Nam mình. Vì thế nếu mẹ nào cầu kỳ muốn cho bé ăn món này đúng thep hướng dẫn, thì có thể mua tương bần cả hạt, về vớt cái hạt ra rửa sạch cho bớt mặn rồi nghiền nhuyễn nấu cháo cũng sẽ được mùi vị gần tương tự.
Đơn giản, dễ ăn hơn là thay natto bằng đậu phụ. Có thể cho thêm chút xì dầu, chưng đậu phụ với xì dầu rồi dằm ra cho bé ăn cùng với cháo. Rau củ đi kèm thì đúng điệu nhất là củ cải hoặc cải thảo. Còn nếu không thì rau nào cũng được.
25. Khoai lang nghiền với patê gan (5 phút)
Nguyên liệu:
40g khoai lang, 1 lòng đỏ trứng, 3 thìa cà phê (15ml) sữa (sữa bột), một chút pate gan và rau củ tùy thích.
Cách làm:
Khoang lang gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi bọc nilon thực phẩm, cho vào lò vi sóng hấp tới khi chín (khoai chuyển sang màu trong). Lấy ra để bay hết khói nghiền nhỏ. Đánh tan lòng đỏ trứng, trộn với sữa rồi đun ở lửa nhỏ khoảng 10p cho trứng chín, vừa đun vừa khuấy đều tay để tránh bị dính đáy nồi. Cho khoai lang nghiền + pate gan + rau củ (đã làm chín) vào, khuấy đều và điều chỉnh tới độ đặc vừa ăn của bé. Đun sôi lại thì tắt bếp, nhấc ra để nguội.
Chú ý: Có thể hấp khoai bằng nồi hấp cũng OK.
26. Súp miso nấu khoai tây (hay còn gọi là món súp khoai tây nấu tương bột) (10 phút)
Nguyên liệu:
4 lát khoai tây (khoảng 30g) , 1 thìa cà phê tương miso, 60ml nước dùng
Cách làm:
Cho khoai tây lát vào nước dùng, đun chín mềm nhừ. Cho thêm tương miso vào, đun thêm 2 phút nữa cho ngấm vào khoai. Mang ra nghiền nhuyễn tới độ thô bé ăn.
Chú ý: Khoai tây khi còn nóng sẽ dính và khó nghiền. Nên để nguội (bay hết khói) hẵng nghiền thì sẽ OK hơn.
27. Đậu phụ nghiền nấu với nước sốt rau củ (15 phút)
Nguyên liệu:
3 thìa canh đậu phụ bìa, 20g thịt ức gà, 10g hành tây, 60ml nước dashi, ½ thìa cà phê bột năng, 1 chút nước xì dầu.
Cách làm:
Hành tây luộc chín với nc dashi cho bớt hăng, bằm nhỏ tới độ thô bé ăn. Ức gà bằm nhỏ, cho vào nấu cùng với hành tây và xì dầu ở lửa nhỏ từ 2 – 3 phút. Cho bột năng vào để làm sánh hỗn hợp. Đậu phụ luộc chín, nghiền nhỏ. Khi ăn thì rưới nước sốt lên đậu phụ.
28. Mỳ khoai lang cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm kiểu nhật (15 phút)
Nguyên liệu:
40g mỳ (mỳ udon của Nhật), 10g khoai lang, 100ml nước dùng, một chút bột năng.
Cách làm:
Mỳ luộc với nước dùng cho tới khi chín mềm (bấm nhẹ tay thấy nát). Khoai lang hấp chín, nghiền nhỏ, cho 1 chút bột năng cho sánh. Khi ăn thì để khoai lên trên mỳ.
Chú ý: Khoai lang có thể hấp trong lò vi sóng cũng ok. Nhớ phải luôn gọt vỏ trước khi chế biến.
29. Bí đỏ nghiền trộn sữa (5 phút)
Nguyên liệu:
40g bí đỏ, 1/4 thìa cà phê bơ (khoảng 1,5g), 30g sữa bột
Cách làm:
Bí đỏ sơ chế sạch, thái lát mỏng, bọc nilon thực phẩm rồi hấp chín trong lò vi sóng khoảng 1 phút, sau đó nghiền tới độ thô bé ăn. Bơ cũng làm tan chảy, sữa pha theo đúng hướng dẫn rồi trộn với bí đỏ là xong.
Chú ý: Nên trộn bơ và sữa vào sau khi bí nguội bớt (bay hết hơi) thì sẽ không bị nhão.
nau-mon-an-cho-be-an-dam
30. Súp bánh mỳ và táo (10 phút)
Nguyên liệu:
6 lát bánh mỳ gối (loại 12 lát cắt/bánh), 1/8 quả táo , 100ml nước dùng (ngon nhất là nước dùng gà)
Cách làm:
Bỏ phần riềm cứng của bánh mỳ, xé nhỏ, đun với nước dùng cho tới khi bánh mỳ nở mềm. Dùng máy xay cầm tay hoặc dĩa/đũa quậy cho bánh mỳ nhuyễn tới độ thô bé ăn. Táo thái lát mỏng, háp khoảng 2 phút cho chín mềm, cũng nghiền nhuyễn. Khi ăn thì cho táo nghiền lên mặt bát súp, ăn riêng hoặc trộn chung đều được.
Chú ý: Khi đun súp cần chú ý tới độ đặc để gia giảm nước dùng cho vừa.
31. Đậu phụ với cá hồi sốt cà chua (10 phút)
Nguyên liệu:
30 đậu phụ, 1 /6 quả cà chua, 2 thìa thịt cá hồi đóng hộp (hoặc 20g fille cá hồi)
Cách làm:
Cá hồi nếu là cá hộp thì vắt sạch dầu, rồi dằm nát tới độ thô bé ăn; nếu là cá tươi thì hấp chín, xào với chút dầu cá hồi + hành tây cho thơm. Đậu phụ luộc với chút muối trong 10 phút cho chín kỹ, cũng dằm nhuyễn. Cà chua hấp chín, nghiền nhuyễn. Trộn các thứ với nhau là xong.
Chú ý: Có thể lấy phần dầu ngâm cá hồi rưới lên trên nếu bé thích, nhưng không quá 1 thìa cà phê.
32. Bánh mỳ nghiền với nước cam và sữa (5 phút)
Nguyên liệu:
6 lát bánh mỳ gối, 10 – 15ml nước cam, 60ml sữa
Cách làm:
Bánh mỳ gối bỏ riềm cứng, xé nhỏ, đun ở lửa nhỏ cho bánh mỳ nở đều. Cho sữa và nước cam vào, đun lửa nhỏ thêm 2 phút nữa thì tắt bếp.
33. Đậu phụ với cà rốt và sữa ngô nghiền (10 phút)
Nguyên liệu:
2 thìa cà phê sữa ngô đóng hộp (corn cream), 30g đậu phụ, 10g cà rốt, một chút bột năng, 60ml nước dùng gà, một chút xì dầu (nếu thích)
Cách làm:
Hấp cà rốt chín mềm bằng lò vi sóng. Trong lúc đó thì đun nước dùng gà với sữa ngô và xì dầu ở lửa nhỏ. Cà rốt hấp chín, nghiền nhỏ cũng cho vào nồi sốt đang đun. Thêm chút bột năng cho sốt sánh. Đậu phụ luộc chín, nghiền nhỏ bày ra đĩa, rưới nước sốt cà rốt và sữa ngô lên trên.
34. Súp bánh mỳ phô mai (10 phút)
Nguyên liệu:
6 lát bánh mỳ gối, 100ml nước dùng, 10g phô mai
Cách làm:
Bánh mỳ bỏ phần vỏ cứng, xé nhỏ đun với nước dùng cho mềm và nở trương. Phô mai cắt miếng nhỏ, cho vào đun cùng bánh mỳ ở lửa nhỏ trong 3 phút. Tắt bếp, đảo đều bánh mỳ và phô mai cho quyện với nhau là OK.
Chú ý: Nên chọn loại phô mai ít muối.
35. Bánh xốp đậu phụ (10 phút)
Nguyên liệu:
20g đậu phụ, 1/2 lòng đỏ trứng, 60ml sữa, bột khoai tây (potato starch), một chút đường.
Cách làm:
Cho lòng đỏ trứng, sữa và đường vào nồi, quậy tan thành hỗn hợp đồng nhất rồi đun lửa nhỏ cho tới khi hỗn hợp chín, khuấy thấy nặng tay. Cho tiếp bột khoai tây vào cho đặc. Đậu phụ dằm nhuyễn mịn, trộn với hỗn hợp trên rồi làm đông lạnh trong tủ lạnh.
36. Súp bánh mỳ rau củ kiểu Ý (10 phút)
Nguyên liệu:
6 lát bánh mỳ gối, 100ml nước dùng rau củ, 10g cà chua, 1 tẹo phô mai sợi.
Cách làm:
Bánh mỳ bỏ riềm cứng, xé nhỏ đun với nước dùng tới khi mềm và nở trương. Cà chua hấp chín, bằm nhỏ (có thể dùng tương cà chua cũng được: 1 thìa cà phê), để lên trên bát súp cùn với chút phô mai sợi, thế là xong.
37. Súp cà rốt với cá hồi và đậu cô ve (10 phút)
Nguyên liệu:
(10g approx), 10g cà rốt, đậu cô ve 20g. 20g cá hồi tươi, 80ml nước dùng rau củ, 1 tẹo bột năng.
Cách làm:
Cá hồi hấp chín, dằm nhỏ, xào với chút dầu hoặc bơ và hành tây bằm nhỏ cho thơm.. Đậu cô ve luộc chín, cũng nghiền nhuyễn lấy bột, bỏ vỏ. Cà rốt hấp chín, nghiền nhuyễn. Cho hỗn hợp đậu cô ve và cà rốt nghiền vào đun với nước dùng trong 2 -3p rồi cho cá hồi vào, cho tiếp bột năng vào tạo độ sánh..
38. Mỳ nấu với rau chân vịt (15 phút)
Nguyên liệu:
40g mỳ, 10 – 20g rau chân vịt, một chút bột năng, 1 thài cà phê tương cà chua (ketchup), 100ml nước dùng gà.
Cách làm:
Mỳ đun với 2/3 lượng nước dùng gà ở lửa nhỏ cho chín nhừ (và ngấm hết nước dùng vào mỳ), cắt tới độ thô bé ăn. Rau chân vịt làm chín, bằm nhỏ, trộn với tương cà chua. Hòa bột năng với chỗ nước dùng còn lại, cho vào hỗn hợp rau chân vịt và cà chua tạo thành sốt. Khi ăn thì rưới sốt lên mỳ.
Chú ý: Đối với các loại rau nhiều xơ như rau chân vịt thì nên bằm/thái theo chiều ngang để hạn chế xơ của món ăn.
39. Cá thịt trắng hấp với nước sốt trắng và cà chua (10 phút)
Nguyên liệu:
10g hành tây, 10g cá thịt trắng, sốt trắng 30g, 10g cà chua, 60ml nước.
Cách làm:
Hành tây bằm nhỏ, xào với cá thịt trắng đã làm chín dằm nhuyễn cho thơm. Cho nước sốt trắng và 60ml nước vào, rim ở lửa nhỏ khoảng 3p. Hấp chín cà chua, nghiền nhuyễn. Múc hỗn hợp ra đĩa sâu lòng hoặc bát, cho cà chua lên trên.
Chú ý: Có thể thay cà chua nghiền bằng dâu nghiền cũng ok.
Nước sốt trắng là một loại gia vị phổ biến tại Nhật, thường bán sẵn trong các gói nhỏ (giống kiểu nước sốt cà ri hay sốt kho cá của mình). Nếu tự làm thì có thể tham khảo công thức sau của mẹ Zounoha:
“Sốt trắng white souce không biết ở VN mình có không, mình thì sang đây rồi mới biết có loại sốt này. Sốt này dùng khi ăn thịt hambuger hay trộn với cơm, thịt gà, nấm các loại rồi trên rắc phomat nướng trong lò thành món gratin,… Người Nhật nói trẻ con rất thích loại sốt này, món nào mà bé không thích thì cứ cho sốt này vào là bé sẽ ăn. Không biết nói có quá không, còn bản thân mình thì thấy đúng là sốt này ngon thật. Hôm qua mình làm theo hướng dẫn của sách nấu ăn dặm để làm sốt trắng cho trẻ em, tức là không nhiều chất béo và các chất khác. Cách làm như sau
1. 60g hành tây thái nhỏ, xào nhỏ lửa cho tới khi chín mềm, ngả màu vàng với 1 chút dầu ăn.
2. Cho 50g bột mỳ đã qua rây (cho khỏi dính cụm vào nhau) vào (1), đảo đều 1 lúc.
3. Cho từ từ 400ml sữa tươi vào (2) , vừa cho vừa đảo đều, chú ý vẫn là nhỏ lửa. Sau khi cho hết sữa thì cho lửa to lên 1 chút (lửa vừa, hơi nhỏ), và đảo luôn tay.
4. Độ 3 phút sau sẽ thấy sốt đặc dần lại, tiếp tục đảo cho đến khi thấy sôi lục bục, và lúc này sốt sẽ đặc lại vừa đủ “
40. Nui sốt cà chua cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm kiểu Nhật (15 phút)
Nguyên liệu:
2 thìa canh nui sống (khoảng 30g), 60ml nước dùng rau củ, 20g cà chua tươi hoặc 1 thìa tương cà chua, 1 tẹo bột năng.
Cách làm:
Luộc nui với nước dùng tới khi mềm, dùng tay ấn nhẹ thấy nát là ok. Vớt nui ra trộn với dầu ăn cho khỏi dính, cắt nhỏ tới độ thô bé ăn. Làm sốt cà chua bằng cách hấp chín cà chua rồi nghiền nhuyễn, cho thêm bột năng tạo độ sánh. Khi ăn thì rưới sốt cà chua lên đĩa mỳ. Có thể rắc thêm phô mai nếu thích.
41. Cháo cá dăm và rong biển (5 phút)
– Nguyên liệu:
4 muỗng lớn cháo 1:5 (60 ml), 1 muỗng lớn cá dăm khô, một chút rong biển
– Cách chế biến:
(1) Cá dăm cho vào cái lọc trà rửa qua cho bớt mặn, băm nhỏ.
(2) Cho rong biển và (1) vào cháo.
Cá dăm khô có thể luộc sơ rồi băm nhỏ.
42. Đậu hũ, cà chua trộn cá ngừ (10 phút)
– Nguyên liệu:
3 muỗng lớn đậu hũ non (45 ml), 1 muỗng lớn cà chua (15 ml), 2 muỗng nhỏ cá ngừ đóng hộp (10 ml).
– Cách chế biến:
(1) Cá ngừ bỏ bớt nước, đánh tơi ra. Đậu hũ luộc sơ, nghiền nhỏ. Cà chua trụng nước sôi bóc vỏ, bỏ hạt, băm nhỏ.
(2) Trộn đều (1) với nhau.
43. Sốt đậu hũ, sữa, trứng (10 phút)
– Nguyên liệu:
2 muỗng lớn đậu hũ non (30 ml), 1/2 lòng đỏ trứng gà, 1/4 ly sữa (50 ml), một ít bột gạo và đường.
– Cách chế biến:
(1) Sốt sữa trứng: Cho trứng, sữa, đường vào nồi, trộn đều rồi nấu sôi nhỏ lửa. Cho bột gạo vào tạo độ sánh.
(2) Cho (1) ra chén, cho đậu hũ nghiền nhuyễn lên trên.
Sốt sữa trứng này có thể ăn với bánh mì lát.
44. Súp cá hồi, cà rốt, đậu sora (đậu tằm) (10 phút)
– Nguyên liệu:
1/8 miếng cá hồi tươi (khoảng 10 g), 1/2 muỗng lớn cà rốt (7.5 ml), 1 quả đậu sora, 1/3 ly nước rau luộc, một ít bột gạo
– Cách chế biến:
(1) Cá hồi tươi luộc sơ, bỏ da và xương, xé tơi. Đậu sora luộc chín mềm, bóc vỏ, nghiền nhỏ.
(2) Cho nước rau luộc vào cá hồi và cà rốt (đã nghiền nhuyễn và rây qua lưới) nấu sôi khoảng 2 ~ 3 phút.
(3) Cho bột vào tạo độ sánh. Sau đó, cho đậu sora (đã nghiền nhuyễn) lên trên.
Có thể sử dụng đậu nành tươi, bóc lớp màng mỏng đi rồi nghiền nhỏ.
Các món ăn dặm cho bé từ 9-11 tháng tuổi
Giai đoạn này, bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau bina (cắt nhỏ). Bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nên cho bé ăn trứng chín hoàn toàn. Bé có thể ăn hầu hết các món cá, trừ món sashimi (cá sống). Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt.
Số lượng bữa dặm: 3 bữa/ngày
Số lượng sữa: 600 ~ 800ml/ngày
Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo: 5 nước (4 -5 cup nước với 50g gạo, gần giống cơm của ng lớn but nát hơn)
Nguyên liệu như giai đoạn trước cộng thêm
Đạm cá 15 gr (thêm tôm đồng)
Đạm thịt lợn/bò/gà: 5-18 gr
Đậu phụ: 40-50 gr
Cháo 1:5~1:3 90-100 gr (thêm bún, miến)
Rau: 30-40 gr (thêm giá đỗ, măng, nori)
Chú ý nấu các món thịt màu đỏ hoặc có thành phần là gan để chống thiếu sắt.
45. Cá nục sốt tương 10 phút
Nguyên liệu:
1/2 thìa cà phê tương hột, 1 thìa cà phê đường, 30 nước dùng, chút bột năng, 50g cá nục, 1 tẹo gừng tươi.
Cách làm:
Cá nục hấp/luộc chín với 1 chút gừng cho thơm, rồi dằm nhuyễn để lọc hết da va xương nhỏ. Hòa nước dùng + đường + tương hột thành 1 hỗn hợp, cho thịt cá vào đun ở lửa nhỏ (rim) khoảng 5p. Cuối cùng hòa bột năng, đổ vào để làm sánh món ăn là xong.
Món này dùng để ăn với cháo.
46. Mực và khoai môn viên (15 phút)
Nguyên liệu:
30g khoai môn, 50g mực, ½ thìa cà phê bột chiên.
Cách làm:
Khoai môn cắt lát mỏng, hấp chín, thái hạt lựu khoảng 0,5mm. Mực xay nhuyễn, trộn với bột chiên cho mịn, viên thành từng viên nhỏ đường kính 1cm rồi lăn qua khoai môn cho khoai dính đều. Cho các viên mực vào nồi, hấp cách thủy cho chín.
Chú ý: Có thể hấp khoai môn trong lò vi sóng cho chín trong 2 phút.
47. Món cơm thịt lợn viên (10 phút)
Nguyên liệu:
30g thịt lợn xay, 250ml nước dùng gà, hành lá vừa đủ, ½ thìa dầu hào, 60g gạo.
Cách làm:
Dùng ½ chỗ nước dùng để nấu 60g gạo thành dạng cháo đặc (cơm nát). Trộn dầu hào với ½ chỗ nước dùng còn lại, rim thịt lợn trong khoảng 5 phút cho chín thịt. Cho chỗ cơm nát vào xào với thịt rim và hành lá cắt nhỏ, đun tới khi hành lá chín là ok.
Chú ý: Có thể đập thêm ½ cái lòng đỏ trứng gà vào, hỗn hợp cơm vừa xào, hấp thêm 3 phút cho trứng chín sẽ thành món cơm trứng ốp lết.
48. Thịt bò cuộn bắp cải (15 phút)
Nguyên liệu:
30g thịt bò xay (phần hơi mỡ), 1 thìa cà phê hành tây, 3 lá bắp cải cỡ vừa (có thể dùng lá cải thảo), 1 chút bột năng, 100ml nước dùng, tẹo muối.
Cách làm:
(1) lá bắp cải rửa sạch, bỏ phần cuộng cứng, hấp chín nhưng chú ý không làm rách. (2), Thịt bò xào với hành tây cho chín tới. Dùng lá bắp cải để cuộn nhân là phần thịt bò vừa xào thành từng thanh thuôn dài, ghim lại bằng tăm tre cho khỏi tuột. Đổ nước dùng vào chảo sâu lòng, cho các cuộn thịt bò vào, rim nhỏ lửa tới khi nước cạn còn ½ (khoảng 5- 6p). Lấy các cuộn thịt bò ra, cắt nhỏ vừa bé ăn. Chỗ nước rim còn lại cho bột năng và chút muối vào, đun sôi lạitạo sốt rưới lên các miếng thịt bò cuộn.
Chú ý: Có thể dùng nước sốt trắng để ăn kèm, như vậy không cần làm sốt mà dùng tới muối.
49. Cơm trứng rau củ (15 phút)
Nguyên liệu:
20g củ cải, 10 – 20g rau chân vịt, ½ lòng đỏ trứng gà, 250ml nước dùng gà, 60g gạo.
Cách làm:
Rau củ hấp chín, bằm nhở tới độ thô bé ăn. Dùng ½ lượng nước dùng để nấu 60g gạo thành cháo đặc (cơm nát). Dùng ½ chỗ nước dùng còn lại rim rau củ cho mềm nhừ. Đánh tan lòng đỏ trứng, xào với cơm.
Chú ý: Để riêng phàn rau củ rim 1 đĩa, và xúc cơm rang với trứng vào 1 bát nhỏ. Khi ăn mới trộn chung.
50. Ức gà xào cải thảo và dầu vừng cho bé 10-11 tháng tuổi ăn dặm (10 phút)
Nguyên liệu:
50g cải thảo, 30g ức gà, 1 thìa cà phê dầu vừng (mè), ½ thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê xì dầu
Cách làm:
Cải thảo luộc chín cả lá, thái con chì cỡ 1mm theo chiều ngang của lá. Ức gà thái quân cờ cỡ 5mm, hấp/luộc chín. Trộn hỗn hợp gồm dầu vừng, đường, xì dầu cho đều, cho cải thảo và ức gà đã làm chín vào xào thêm khoảng 2p là ok.
Chú ý: nếu miếng thịt gà vẫn to hơn khả năng ăn của bé, thì có thể dùng tay xé thành miếng bé hơn.
51. Gà xào bí đỏ (10 phút)
Nguyên liệu:
30g ức gà, 60g bí đỏ, ½ thìa cà phê xì dầu, 100ml nước dùng, bột năng 1 chút
Cách làm:
Bí đỏ hấp chín, cắt hình quân cờ cỡ 1,5cm. Ức gà bằm nhỏ tới độ thô bé ăn (hình quân cờ cỡ 5mm), rim với hỗn hợp gồm nước dùng + nc xì dầu ở lửa nhỏ cho chín mếm (khoảng 7p). Cho bí đỏ vào đun cùng. Cuối cùng cho bột năng vào cho sánh.
Chú ý: Nên đổ thịt gà vào hỗn hợp rồi mới đun, như vậy thịt sẽ không bị vón.
52. Gà hấp khoai lang và sữa (10 phút)
Nguyên liệu:
30g khoai lang, ½ quả trứng gà, 60ml sữa tươi, 20g ức gà
Cách làm:
Khoai lang cắt lát mỏng, hấp trong LVS koảng 1p cho chín. Dằm nát bằng dĩa khi còn nóng. Trộn khoai lang nghiền với thịt gà bằm, trứng gà quậy nát và sữa thành 1 hỗn hợp đồng nhất. Trút vào 1 cái bát/ chén sứ sâu lòng có bôi lớp dầu mỏng cho khỏi dính. Cho vào lò vi sóng hấp từ 2 – 5p cho tới khi xăm ở giữa thấy không dính que thăm là chín.
Chú ý: Có thể hấp ½ tg, rồi bỏ ra phết 1 lớp lòng đỏ trứng lên mặt thì sẽ đẹp mắt và ngon hơn..
53. Bánh nướng kiểu Pháp (10 phút)
Nguyên liệu:
4 lát bánh mỳ gối, ½ quả trứng gà, 1 thìa cà phê đường, 45ml sữa, 5g bơ
Cách làm:
Trộn hỗn hợp sữa + đường + trứng gà cho đều. Bánh mỳ gối bỏ riềm cứng, cắt miếng vừa bé ăn. Phết hỗn hợp vừa trộn lên mặt bánh mỳ, cho lên chảo đã có sẵn bơ nóng chảy, rán tới khi mỗi mặt có màu nâu nhạt là ok.
Chú ý:
Nên dùng chảo không dính để bánh không bị cháy và dính khi rán.
54. Khoai lang rán (5 phút)
Nguyên liệu:
80g khoai lang, 1 thìa cà phê dầu mè, ½ thìa cà phê đường, 1 – 2 thìa cà phê xì dầu.
Cách làm:
Khoai lang cắt miếng vừa ăn, hấp chín. Hòa hỗn hợp gồm đường + dầu mè + xì dầu cho tan đều, sau đó cho khoai lang vào rim cho tới khi nước cạn là ok.
Chú ý: Có thể rắc chút hạt vừng rang vàng lên trên cho đẹp mắt.
55. Gan nấu củ cải (15 phút)
Nguyên liệu:
50g củ cải, 40g gan gà, 100ml nước dùng, 1 thìa xì dàu, 1 chút bột năng
Cách làm:
Luộc gan gà với 1 chút gừng cho thơm, rồi cắt miếng vừa ăn (hình quân cỡ cỡ 1cm). Củ cải cắt miếng vừa ăn (quân cỡ cỡ 1cm), cũng luộc chín bằng 1.2 chỗ nước dùng. Chỗ nước dùng còn lại cho chút bột năng vào tạo sánh, cho xì dầu vào đun làm thành nước sốt. Khi ăn thì rưới lên phần củ cải và gan gà đã làm chín.
Chú ý: Cần phải đảm bảo gan gà đã chín kỹ (không còn chảy ra nước đỏ) để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
56. Udon sốt thịt heo (10 phút)
– Nguyên liệu:
1/2 muỗng lớn hành tây băm nhuyễn (7,5g), 1 muỗng lớn thịt heo băm (15 g), 1 gói sốt cà chua dành cho em bé, 1/4 ly nước (50 ml), 60 g udon (ở Việt Nam có thể thay bằng bánh canh hoặc bún sợi to)
– Cách chế biến:
(1) Cho nước, hành tây, thịt heo băm vào nồi, trộn đều, nấu trên lửa nhỏ khoảng 1 phút.
(2) Cho sốt cà chua vào trộn đều, tắt lửa. Cho undon cắt ngắn 2 cm vào, trộn đều.
Có thể thay nước bằng nước luộc gà và cho thêm phô mai lát xắt sợi để tăng dinh dưỡng cho bé.
57. Canh đậu hũ, nấm kim châm, cải ngọt (10 phút)
– Nguyên liệu:
30g đậu hũ, 30g cải ngọt, 20g nấm kim châm, nước dashi, 1/3 ly nước lọc, nước tương
– Cách chế biến:
(1) Đậu hũ cắt miếng dày 1 cm. Cải ngọt luộc chín mềm, cắt khúc dài 1 cm. Nấm kim châm cắt khúc dài 1 cm.
(2) Cho (1) vào nồi cùng với nước lọc, nấu sôi trên lửa nhỏ khoảng 2 phút, cho thêm nước dashi vào trộn đều,
nêm nước tương.
Có thể chọn đậu hũ non hoặc đậu hũ trắng bình thường
Các món ăn chữa ho cho bé
****************************************************************************************************************************************************************************
Khi bé bắt đầu bị ho mà chưa có điều kiện đưa bé đến bệnh viện ngay thì bạn có thể làm một số món ăn dưới đây để chữa ho cho bé mà không cần đến sự can thiệp của y tế.
Dưới đây là một số món ăn trị ho cho bé cực hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
1-Đường phèn + trứng gà
Nấu tan 50g đường phèn trong một bát nước, sau đó đập 2 quả trứng gà vào, đánh tan rồi đem hấp chín, cho vài giọt nước gừng để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho khan.
2-Vừng + đường đỏ
Rang khoảng 30g vừng cho vàng, sau đó đổ 15g đường đỏ vào đảo đều. Đường chảy hết thì đổ vào bát, chờ nguội ăn luôn. Mỗi ngày ăn ba lần.
3-Đường phèn + giấm
Đường phèn 500g, giấm để lâu 500ml. Đường phèn đổ vào nồi, sau đó đổ giấm lên, đun sôi. Chờ đường phèn tan hết, để nguội, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần uống 10ml, mỗi ngày uống 2 lần.
4-Gà trống hoa + cá mè
Gà trống hoa một con, cá mè 500g. Cho cả hai thứ vào nồi hầm, ăn thịt và uống cả nước trong 2-3 ngày. Bài thuốc dùng khi ho do cảm lạnh.
5-Rau diếp cá + gạo
Rau diếp cá 50g, gạo 100g. Rau diếp cá nhặt bỏ ngọn già, rửa sạch, cắt đoạn 2cm. Gạo vo sạch đổ nước vào dùng lửa lớn đun sôi, cho rau diếp cá vào nồi hạ lửa nhỏ nấu chín thành cháo. Khi ăn, thêm muối vào cho vừa miệng.
6-Đu đủ + mật ong
Đu đủ một quả (đu đủ phải chín cây), mật ong vừa phải. Gọt bỏ vỏ, cho mật ong vào nấu để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.
7-Củ cải + hồ tiêu + gừng
Củ cải 1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho do lạnh, chảy dãi.
8-Rau diếp cá + nước vo gạo
Chuẩn bị một nắm rau diếp cá, một nửa bát nước vo gạo đặc.
Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó, đun tiếp trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé.
Đây là vị thuốc kháng sinh hoàn toàn mát, nhất là đối với các bé bị táo bón. Nước gạo có tác dụng rửa sạch họng cho bé và diếp cá có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng và amidan.
Trong thời gian bé uống rau diếp cá, các mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Vì lúc đó, cơ thể bé thải ra một số chất bẩn, đờm. Nếu trong vòng vài ngày, bé vẫn đi ngoài lỏng, có thể thêm nước gạo hoặc tăng độ đậm đặc của nước gạo, bé sẽ đi ngoài bình thường.
Rất nhiều các mẹ đã dùng bài thuốc rau diếp cá + nước vo gạo chữa ho cho bé. Dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt chỉ trong vòng từ 2 – 3 ngày.
Lưu ý: Khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hoá từ sữa chua
Hỗ trợ trị bệnh sởi cho bé bằng món ăn
****************************************************************************************************************************************************************************
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, phát sinh và lây lan thường vào mùa đông-xuân. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 1 – 5 tuổi. Nguyên nhân là do người bệnh bị nhiễm virut gây bệnh sởi. Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
Giai đoạn 1:
Bệnh nhân sốt, hắt hơi, sổ mũi nghẹt mũi, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt, ở niêm mạc miệng và khoang miệng, hai gò má xuất hiện các nốt mẩn màu trắng, viền ngoài hơi hồng.
Bài 1: Nước rau mùi
Rau mùi tươi 25g. Rau mùi tươi cả rễ rửa sạch cắt nhỏ cho vào nồi thêm 250ml nước, đun sôi kỹ 1 – 2 phút, chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, chỉ uống 1 – 2 ngày đầu khi mới mắc bệnh.
Bài 2: Canh đậu phụ
Đậu phụ 1 miếng khoảng 200g, rau mùi non 25g, dầu thực vật bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Đậu phụ cắt miếng nhỏ, rán bằng dầu thực vật cho vàng. Rau mùi rửa sạch cho vào nồi, thêm 250ml nước sôi, đun nhỏ lửa, canh sôi cho đậu phụ, bột ngọt, bột gia vị vào đảo đều, canh sôi lại là được. Cho bệnh nhân ăn ngày 1 lần lúc đói, có thể ăn với cơm, chỉ ăn 1 – 2 ngày đầu mới bị sởi.
Giai đoạn 2:
Bệnh nhân sốt cao kéo dài, ho tăng, nặng tiếng, miệng khát, người khó ở trằn trọc, xuất hiện các nốt mẩn nhỏ màu đỏ gồ cao hơn mặt da, sờ vào thấy gợn ở tay ở đầu, trán, cổ, mặt. Mụn phát triển dày dần lên và lan xuống ngực, bụng, chân tay, long bàn chân bàn tay, cuối giai đoạn này sốt có phần giảm.
Bài 1: Nước cỏ tranh
Rễ cỏ tranh 50g, vỏ mía xanh 100g. Rễ cỏ tranh nhặt kỹ rửa sạch, cắt nhỏ. Vỏ mía xanh rửa sạch cắt khúc, cả hai cho vào nồi, thêm 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Chỉ uống 1 – 2 ngày trong giai đoạn sởi mọc có sốt cao và trằn trọc không ngủ được.
Bài 2: Nước củ cải
Củ cải 150g, đường phèn 15g. Củ cải rửa sạch ép lấy nước, cho đường phèn vào, hấp cách thủy cho chín và tan hết đường, để nguội chia hai lần uống trong ngày. Cần uống 1 – 2 ngày liền trong thời kỳ sởi mọc, ho có nhiều đờm.
Bài 3: Nước lê tươi
Lê tươi 1 quả khoảng 200g, đường phèn 10g. Lê tươi rửa sạch cắt ở phần gần núm tạo thành một cái nắp, khoét bỏ một phần ruột quả, cho đường phèn vào đậy nắp lại, ghim chặt, đem hấp cách thủy. Khi lê chín đem ép lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 2 – 3 ngày trong thời kỳ sởi mọc có sốt cao và ho.
Giai đoạn 3: (còn gọi là thời kỳ sởi bay):
Các mụn mẩn lặn theo thứ tự từ đầu, mặt, cổ xuống tới chân tay, sốt giảm dần, bệnh nhân ho khan ít đờm, trên mặt da bong rụng dạng như mạt cám, cơ thể thấy thoải mái, người bệnh khỏe dần trở lại.
Bài 1: Cháo kê
Kê hạt 50g, hạt sen cả tâm 30g, đường phèn 10g. Hạt kê bỏ vỏ cho vào nồi thêm 250ml nước ninh nhừ thành cháo. Hạt sen bỏ vỏ xanh thành bột mịn, khi cháo kê chín nhừ cho bột hạt sen, đường phèn vào khuấy đều, cháo sôi lại là được. Cho bệnh nhân ăn ngày hai lần lúc đói, cần ăn liền 3 – 4 ngày để phục hồi sức khỏe sau khi sởi bay, giảm trằn trọc, khó ngủ.
Bài 2: Cháo cà rốt
Cà rốt 50g, củ mài 25g, lá dâu non 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn 15g. Cà rốt rửa sạch. Củ mài, gạo xay nhỏ cho vào nồi thêm 400ml nước đun trên lửa nhỏ. Lá dâu rửa sạch thái nhỏ, khi cháo chín cho lá dâu, đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Bệnh nhân ăn ngày hai lần lúc đói, cần ăn liền 4 – 5 ngày. Tác dụng: tiệt nọc sởi, loại trừ biến chứng ho kéo dài và đờm khò khè ở cổ.
Chú ý: Khi trẻ mắc bệnh sởi, cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn uống thanh đạm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, ăn nhiều quả tươi, rau xanh. Đặc biệt cần cho bệnh nhân uống đủ nước để góp phần lưu thông tuần hoàn huyết dịch, sởi mọc hết và bay nhanh, xuất hết độc tố của sởi; không cho trẻ ra gió lạnh, tắm rửa bằng nước ấm ở nơi kín gió
THỰC ĐƠN, CHẾ ĐỘ, MÓN ĂN DINH DƯỠNG CHO TRẺ 11 THÁNG TUỔI
****************************************************************************************************************************************************************************
Để bé phát triển một cách toàn diện và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần chọn chế độ dinh dưỡng thích hợp cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu thực đơn, chế độ, món ăn dinh dưỡng cho trẻ 11 tháng tuổi
Theo chuẩn của WHO 2007 bé trai 11 tháng tuổi có cân nặng trung bình 9,4 kg, chiều cao trung bình là 74,5 cm. Bé gái có cân nặng trung bình là 8,7 kg, cao 72,8 cm. Hãy xem chiều cao và cân nặng của trẻ đã đúng chuẩn chưa để điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ một cách tích hợp.
Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu mọc răng và rất thích bốc mọi thứ, bé đã nuốt thức ăn một cách dễ dàng hơn, và không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi nữa. Bạn nên thay đổi thực đơn thường xuyên để tránh gây ra sự nhàm chán cho bé.
Thức ăn cho bé
Sữa mẹ hoặc sữa bột.
Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp).
Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).
Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (tuy nhiên, không nên dùng sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi).
Trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang).
Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O).
THỰC ĐƠN, CHẾ ĐỘ, MÓN ĂN DINH DƯỠNG CHO TRẺ 11 THÁNG TUỔI
****************************************************************************************************************************************************************************
Để bé phát triển một cách toàn diện và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần chọn chế độ dinh dưỡng thích hợp cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu thực đơn, chế độ, món ăn dinh dưỡng cho trẻ 11 tháng tuổi
Theo chuẩn của WHO 2007 bé trai 11 tháng tuổi có cân nặng trung bình 9,4 kg, chiều cao trung bình là 74,5 cm. Bé gái có cân nặng trung bình là 8,7 kg, cao 72,8 cm. Hãy xem chiều cao và cân nặng của trẻ đã đúng chuẩn chưa để điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ một cách tích hợp.
Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu mọc răng và rất thích bốc mọi thứ, bé đã nuốt thức ăn một cách dễ dàng hơn, và không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi nữa. Bạn nên thay đổi thực đơn thường xuyên để tránh gây ra sự nhàm chán cho bé.
Thức ăn cho bé
Sữa mẹ hoặc sữa bột.
Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp).
Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).
Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (tuy nhiên, không nên dùng sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi).
Trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang).
Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O)
Các món ngon cho bé ăn dặm ( Phần 2 )
****************************************************************************************************************************************************************************
Bài viết dưới đây xin phép được chia sẻ với các mẹ một số các món ngon cho bé ăn dặm để thay đổi hàng ngày giúp cho bé không bị ngán.
Cháo gà bí đỏ
Nguyên liệu:
Thịt gà : 50g
Gạo tẻ: 80g
Bí đỏ: 50g
Gia vị: 1/2 thìa cafe đường, 1/4 thìa cafe muối, 2 thìa cafe dầu ăn dinh dưỡng, 300ml nước dùng
Cách thực hiện
Thịt gà băm nhỏ, cho khoảng 2 thìa cafe nước lọc vào tán đều
Bí đỏ hấp chín, tán nhuyễn
Nấu cháo với gạo tẻ, sau đó cho thịt gà, bí đỏ vào nấu chín. Nêm muối với đường cho vừa ăn
Múc cháo ra tô, trộn đều với dầu ăn dinh dưỡng.
Lưu ý: Nhớ cho bé dùng khi còn ấm
Cháo tôm nước dừa
Nguyên liệu:
Tôm: 3 con
Dừa xiêm: 1 trái
Cải thảo: 1 lá
Gạo tẻ: 1 nhúm
Gạo nếp: 1 nhúm
Hành lá và hành tím
Cách thực hiện:
Tôm cho vào luộc với nước dừa.
Sau đó cho nước luộc tôm vào nồi nước lạnh nấu cháo.
Tôm lột vỏ lấy phần thịt nhớ lấy luôn cả 2 con mắt tôm rồi đem giã nhỏ
Tiếp theo cho vào xào với hành tím phi thơm, cho cải thảo bằm nhuyễn và xào chung.
Cho cháo vào nấu chung, nêm gia vị vừa ăn. Đừng nấu quá lâu, cải sẽ mất vitamin và bị nồng.
Tắt lửa, thêm dầu ăn vào. Dầu ăn rất tốt cho việc hấp thu và hòa tan các vitamin và dưỡng chất có trong thực phẩm.
Lưu ý: Tôm chứa rất nhiều canxi và nước dừa có nhiều khoáng chất giúp dậy mùi thơm của tôm. Món cháo này thích hợp trong việc dùng cho các bé nóng trong, rôm sảy, thích hợp với các bé vừa khỏi bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì dừa bù nước rất tốt. Chắc chắn đây sẽ làm một trong các món ăn ngon cho trẻ ăn dặm được bé nhà bạn yêu thích.
Cháo hàu hạt sen
Nguyên liệu:
Gạo: 30g
Hào: 50g
Hạt sen: 20g
Nấm rơm: 30g
Gia vị: đường, muối, nước mắm và 10g dầu ăn
Cách thực hiện:
Gạo vo sạch, cho vào 2 chén nước
Hạt sen tách đôi, bỏ tim
Nấu gạo và hạt sen vào thành cháo
Nấm rơm bỏ gốc, ngâm vào bột năng cho trắng và ngon, xắt hạt lựu
Hào bằm nhỏ
Đầu hành lá phi chung với 10g dầu ăn cho thơm, cho hào vào xào, tiếp theo cho nấm vào xào
Nêm 1/2 muỗng nhỏ muối
Sau đó lấy tất cả những phần đã xào bỏ vào nồi cháo đang sôi, đậy nắp 8 phút
Lưu ý: Trong 100g hào có 40ml kẽm – kẽm trong thực phẩm làm cho bé giảm biếng ăn
—
Các món ngon cho bé với tôm mẹ không nên bỏ qua (bé trên 7m có thể thử rồi)
***************************************************************************************************************************************************************************
Các món ngon cho bé với tôm sau đây chắc chắn sẽ được bé nhà bạn ưa thích. Hãy dành một chút thời gian để thay đổi thực đơn tối nay cho bé nhà bạn với 1trong các món ngon cho bé với tôm dưới đây nhé.
1-Tôm sốt phô mai
Nguyên liệu
– 2 con tôm sú
– 1 quả cà chua
– 1 viên phô mai loại dành cho bé
– 1 tép tỏi
– Vài cọng hành ngò
Cách làm
Bước 1:
Phô mai để ở nhiệt độ phòng cho mềm. Tôm rửa sạch bóc vỏ, bỏ đầu, xẻ lưng lấy chỉ đen.Cà chua gọt vỏ, bỏ hạt. Xắt hạt lựu hoặc bằm nhuyễn tuỳ theo khả năng ăn thô của con. Hành ngò xắt nhỏ, để riêng đầu hành.
Bước 2:
Bắc chảo, cho 1 ít dầu ăn. Đợi dầu nóng thì cho đầu hành, tỏi vào phi thơm. Hành và tỏi từ lâu đã được biết đến là chứa rất nhiều chất chống oxi hóa quercetin – một loại kháng sinh có tác dụng chống virus. Quercetin không bị phá hủy trong quá trình nấu nướng, do đó, mẹ có thể thoải mái xào chunh hành tỏi với tôm. Em rất hay tận dụng mẹo nhỏ này để tăng sức đề kháng mùa đông cho Kem.
Bước 3:
Đợi hành hơi vàng thì cho cà chua vào, xào cho cà chua chín mềm. Kế tiếp đổ tôm vào đảo nhanh tay.
Bước 4:
Khi tôm hơi săn và có màu đỏ đẹp, mẹ cho thêm 1-2 muỗng nước dùng vào cho khỏi khô, đợi tôm sôi lại thì tắt bếp. Nước dùng ở đây là nước luộc gà hay thịt, mẹ bỏ vào tủ lạnh 1 đêm, sáng ra vớt bỏ hết váng mỡ béo sẽ thu được nước dùng để dành nấu cháo, nấu canh cho con thay thế cho nước hầm xương rất tốt cho bé.
Bước 5:
Cho phô mai và hành ngò vào đảo đều đến khi phô mai tan hết là được. Dọn tôm sốt cho bé ăn nóng. Món tôm sốt phô mai này là một món ăn ngon cho bé mà các mẹ có thể dọn kèm với bánh mì cho con ăn buổi sáng hoặc ăn chung với cơm, cháo trắng đều hợp.
2-Tôm viên chiên xù
Nguyên liệu:
– 300g thịt tôm đã bóc vỏ, rút chỉ đen.
– 200g giò sống.
– Trứng gà, bột chiên xù, gia vị.
Cách làm:
Tôm thấm thật khô, băm nhỏ. Trộn đều tôm với giò sống cùng 2 thìa cà phê muối gia vị, chút tiêu, mì chính, ớt bột (nếu trẻ nhà bạn không ăn được cay có thể giảm lượng ớt bột hoặc bỏ đi nhé).
Để tôm ngấm gia vị chừng 10-15 phút. Bôi ít dầu ăn vào tay cho đỡ dính, nặn hỗn hợp tôm thành từng viên tròn nhỏ rồi lăn qua bột chiên giòn. Làm lần lượt cho hết tôm.
Trứng gà đánh tan. Với lượng tôm như trên bạn chỉ cần đánh tan 1 quả trứng gà to. Lăn từng viên tôm vào bát trứng gà.
Đổ bột chiên xù ra đĩa (bát). Lăn từng viên tôm đã áo trứng gà, phủ bột chiên xù bao quanh đều viên tôm. Làm lần lượt cho hết các viên tôm.
Đun nóng dầu ăn trong chảo (nồi) nhỏ sao cho ngập viên tôm, thả tôm viên vào chiên ở lửa vừa.
Tôm viên chín, lớp bột xù vàng ruộm thì vớt tôm viên ra giấy thấm dầu. Bày tôm viên chiên xù ra đĩa. Trang trí bằng cây tăm cắm giấy xinh xắn hoặc có thể xiên vào từng que cho bé tiện ăn.
3-Tôm cuộn mì
Nguyên liệu:
500 g tôm sú, 100 g mì sợi, có thể dùng mì tươi hoặc mì trứng, dầu ăn, sốt mayoine, tương ớt, muối tiêu.
Cách làm:
Tôm rửa qua nước lạnh, bóc nõn. Tôm sống khó bóc, bạn có thể cho vào ngăn đá tủ lạnh chừng 30 phút, sau đó bỏ ra bóc sẽ dễ dàng hơn. Tôm bóc xong, tẩm chút muối tiêu cho ngấm gia vị.
Mì ngâm nước ấm cho mềm. Sau đó, cuộn các sợi mì quanh con tôm giống như ta cuộn len hay chỉ.
Đặt chảo lên bếp, khi chảo vừa khô thì cho dầu ăn vào. Khi dầu ăn đủ nóng thỉ thả tôm vào chiên. Chiên với lửa vừa. Nên cho nhiều dầu ăn thì món ăn chiên được giòn đều, không cháy và đỡ tốn dầu. Ăn nóng, chấm sốt mayoine và chút tương ớt.
4-Tôm sốt chanh
Nguyên liệu
– 500g tôm bóc vỏ, 1/3 chén nước sốt ớt ngọt, 1 trái chanh, 3 lá chanh cắt sợi nhỏ, 1 muỗng cà phê tương ớt, 1 muỗng canh nước mắm, 3 tép tỏi băm nhỏ, 1 muỗng cà phê đường cọ hoặc đường nâu, ¼ chén nước cốt dừa, ¼ chén rau ngò xắt nhỏ.
Cách làm:
– Ướp tôm với nước sốt ớt ngọt, nước chanh, vỏ chanh, lá chanh, tương ớt, nước mắm, tỏi và đường khoảng 10 phút.
– Đun nóng chảo trên lửa vừa.
– Thêm nước cốt dừa vào hỗn hợp tôm và gia vị rồi cho vào chảo đun với lửa nhỏ cho đến khi tôm chín, khoảng 2-3 phút.
– Tắt lửa, trộn rau ngò vào. Dọn ra đĩa và thưởng thức.
Ăn dặm nước mía, con lợi đủ đường
****************************************************************************************************************************************************************************
Cháo nấu cho con nếu cho thêm chút nước mía không những khiến bé ăn thun thút mà còn có rất nhiều dinh dưỡng.
Từ trước tới nay nước mía vẫn được coi là một loại nước giải khát “vỉa hè” của các bố mẹ và chưa bao giờ được xem như một thực phẩm bổ dưỡng cho bé. Thậm chí có mẹ còn hạn chế cho con uống loại nước này vì sợ độ ngọt hay chất lượng vệ sinh của nó có thể ảnh hưởng đến bé. Tuy nhiên, các mẹ có thể từ bỏ quan niệm đó ngay từ bây giờ bởi những lợi ích mà thức uống này mang lại.
Tác dụng khó tin của nước mía với bé
Theo nghiên cứu, nước mía là nguồn cung cấp dồi dào các chất khoáng thiết yếu và vitamin cần thiết cho cơ thể (bao gồm 70% dường tự nhiên, chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin C, B1, B2, B6 …và gần 30 loại axit hữu cơ khác). Không những vậy, bản thân thức uống này còn chứa một lượng nhỏ canxi, sắt, magie, kẽm, kali, thiamine và riboflavin. Bằng hàm lượng dinh dưỡng cao này, nước mía sẽ giúp bé:
- Hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể khỏe mạnh: cùng với đường, mía có chứa các hợp chất làm tăng cường hệ thống miễn dịch, củng cố dạ dày, thận, tim và mắt
- Thanh nhiệt và giữ ẩm: Cơ thể bé sẽ giữ nước tốt hơn nếu uống một ly nước mía mỗi ngày
- Đẩy lùi cảm cúm, viêm họng: Viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm sẽ không còn là nỗi lo của bé nếu mẹ cho bé uống nước mía mỗi ngày.
- Kháng virus và chống dị ứng
- Phòng bệnh tiểu đường cho bé
Khi nào bé sẵn sàng uống nước mía
Mẹ có thể bắt đầu cho bé uống nước mía khi bé được 7 đến 8 tháng tuổi. Vì lượng đường trong mía là đường tự nhiên nên nó tuyệt đối sẽ không gây hại cho sức khỏe của bé. 30-50 ml là lượng nước mía mẹ có thể cho bé uống mỗi ngày vừa để giải khát lại vừa cung cấp vitamin chocơ thể.
Làm cách nào để đảm bảo bé được uống nước mía sạch?
Tuy có rất nhiều lợi ích và dinh dưỡng, nhưng nếu mẹ chọn mua nước mía cho bé ở những nơi không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì lợi hóa ra hại. Cách tốt nhất là mẹ tự ép nước mía cho bé.
Mẹ có thể chế biến qua 2 cách sau:
- Nước mía tươi:
Mía đã róc vỏ sạch, cắt khúc ngắn, mẹ đem vào cối giã nát. Sau đó, chắt lấy nước cho bé uống. Nên lọc nước mía qua rây để tránh còn cặn.
- Nước mía nấu:
Mía cắt khúc nhỏ, đem vào nồi luộc sôi. Để nguội, chắt lấy nước cho bé uống.
Như vậy chỉ với vài bước đơn giản mẹ đã có thể cung cấp cho bé một thức uống dinh dưỡng và sạch sẽ rồi.
Món ăn dặm với nước mía
Nước mía cũng có thể dùng làm nguyên liệu để mẹ nấu thức ăn dặm cho bé. Mẹ hãy tham khảo những món sau để áp dụng sao cho phù hợp với bé nhất:
1. Cháo nước mía
Nguyên liệu:
Mía tươi 250g
Gạo tẻ/bột gạo đã xay sẵn: 50g
Nước: 500ml
Cách làm:
Mía tươi mẹ cắt khúc, rồi cho vào nồi ninh sôi cho ra hết nước.
Nước thành phẩm mẹ lọc ra (loại bỏ những cặn mía nếu có) rồi đem nấu với gạo, hoặc bột gạo xay như nấu cháo bình thường. Mẹ có thể nấu đến độ sệt mong muốn phù hợp với độ tuổi của bé.
Ngoài những nguyên liệu trên, mẹ có thể cho thêm thịt băm nhuyễn vào cháo để tăng thêm hương vị. Món cháo này không những bổ dưỡng mà còn giúp bé thanh nhiệt, giải cảm.
2. Nước mía hạt sen
Nguyên liệu: Nước mía tươi, hạt sen, đậu xanh, đậu đen
Cách làm:
Ninh nhừ hạt sen, đậu xanh, đậu đen. Sau khi đã ninh 3 nguyên liệu trên đạt độ nhừ mong muốn, mẹ đổ thêm nước mía vào và đun sôi tiếp khoảng 5 phút, sau đó chắt lấy nước cho bé uống.
Đối với những bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé ăn kèm hạt sen và đỗ.
Nếu mẹ chế biến món này vào mùa nóng thì bé của mẹ sẽ rất hào hứng.
CÁCH Cho bé ăn thịt bò, lợn, gà
**************************************************************
++++Cho bé ăn thịt bò
Thịt bò giàu sắt, protein và canxi nên cho bé ăn thịt bò là một trong những cách bổ sung dinh dưỡng tốt nhất.
Thời điểm cho bé ăn thịt bò: Do thịt bò nhiều protein nên các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyên, cha mẹ có thể cho bé ăn thịt bò khi bé được khoảng 8 tháng tuổi.
Với nhóm thịt khác, ít protein hơn, cha mẹ có thể cho bé ăn khi bé được khoảng 6 tháng tuổi.
Cách chế biến: Mẹ có thể dùng máy xay thịt sống với một chút nước (hoặc nước xương) đến khi thịt gần mịn thì cho thêm rau xanh vào xay cùng. Dùng hỗn hợp rau xanh lẫn thịt bò nấu bột cho bé thì bột không bị bã lại đảm bảo đủ chất xơ.
Lúc đầu, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng nửa thìa cafe thịt bò nhuyễn. Sau đó, mẹ có thể tăng lên 1-2 thìa cafe thịt bò hoặc nhiều hơn, tùy theo độ tuổi của bé.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng cách hấp thịt bò (cách này có tác dụng tránh hao hụt vitamin có trong thịt). Sau đó, mẹ cho thịt bò đã hấp chín vào máy xay (hoặc có thể băm nhuyễn thịt bò, nếu băm nhuyễn nên dùng rây, rây lại thịt để thịt không còn những cục bã). Tiếp đến, mẹ nấu thịt bò với bột và cháo của bé theo cách thông thường, tức là chờ khi bột hoặc cháo của bé đã chín là mẹ đổ thịt và rau xanh băm nhuyễn vào nồi cháo (hoặc bột), chờ sôi lại là được.
Thực phẩm trộn chung với thịt bò là: Súp lơ xanh, carrot, khoai tây, đậu đỗ, khoai lang, lê và táo.
++++++++++Cho bé ăn thịt gà
Thịt gà chứa nhiều protein và chất sắt - nguồn dinh dưỡng chất lượng dành cho bé. Phần ức và phần thịt nạc (lườn) của gà giàu protein, ít chất béo; phần thịt đùi gà chứa nhiều sắt và có hàm lượng chất béo cao.
Thời điểm cho bé ăn thịt gà: Có hai quan điểm hơi khác nhau về chuyện này, như sau:
- Thịt gà giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa nhất trong số các loại thịt, nên một số chuyên gia khuyên rằng, cha mẹ có thể cho bé ăn thịt gà trong giai đoạn đầu ăn dặm.
- Hơi khác với quan điểm trên, các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến cáo, do hàm lượng protein có trong thịt gà cao nên nó chỉ phù hợp khi bé được khoảng 8 tháng tuổi.
Cách chế biến thịt gà: Để chế biến thịt gà cho bé, mẹ có thể tham khảo gợi ý sau: Thịt gà nạc (bỏ da, xương) được xắt miếng mỏng và băm nhuyễn. Sau đó, thịt gà được hòa với một bát nước cho tan ra rồi đổ vào nồi, nấu cho đến khi thịt gà chín.
Bước tiếp theo, dùng rây, lọc lại phần thịt gà đã được nấu chín cho thật mịn.
Dùng phần nước vừa luộc thịt gà và phần thịt gà đã được rây mịn, thêm cà chua hoặc đậu côve đã được xay nhuyễn vào nồi, nấu cho chín cà chua. Cuối cùng, cho bột ăn dặm của bé vào nồi, đảo đều. Bắc nồi bột xuống bếp và thêm dầu ăn (dầu mè, dầu đậu nành hoặc dầu vừng…).
Ngoài ra, có thể dùng cách hấp thịt gà (vì hấp là phương pháp giảm thiểu nguy cơ hao hụt dinh dưỡng có trong thực phẩm). Sau đó, dùng phần thịt gà đã được hấp chín, hòa thêm chút nước, xay nhuyễn. Rây lại phần thịt gà đã được xay cho thật mịn và nấu bột cho bé theo cách thông thường.
Thực phẩm có thể trộn chung với thịt gà là: Táo tây, nho, xoài, đu đủ, lê, đào; súp lơ xanh (bông cải xanh), carrot, cà tím, đậu đỗ; khoai tây, khoai lang, bí xanh; lúa gạo.
Lưu ý: Nếu bé đã bước vào tuổi ăn bốc, có thể xắt thịt gà thành những miếng mỏng, nhỏ cùng với carrot, khoai tây hoặc khoai lang được nấu chín, cắt dạng hạt lựu. Hoặc có thể chọn một trong số những thức ăn trên để cho bé ăn cùng thịt gà bằng cách dùng tay bốc.
++++++++++++++Cho bé ăn thịt lợn (thịt heo)
Thịt lợn giàu protein, vitamin A, C, B1 và B2. Ngoài ra, thịt lợn cũng chứa nhiều canxi, chất sắt, phốtpho…
Thời điểm cho bé ăn thịt lợn: Có một số quan điểm hơi khác nhau về vấn đề này như sau:
- Các chuyên gia dinh dưỡng ở Canada, châu Âu gợi ý, bé có thể làm quen với thịt lợn ngay khi bước vào độ tuổi ăn dặm (6 tháng tuổi). Lý do là vì trong thịt lợn có chứa sắt heme (heme iron) – dễ hấp thu hơn so với chất sắt ở thịt bò.
- Các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ lại cho rằng, khoảng 8 tháng tuổi, cha mẹ mới nên cho bé ăn thịt lợn.
*****3 món cháo với thịt lợn:
1. Cháo đậu đỏ, thịt lợn, mướp (dành cho bé trên 10 tháng tuổi)
Nguyên liệu gồm 2-4 thìa canh Bột gạo; ½ - 1 thìa canh gạt mướp băm nhuyễn; ½-1 thìa canh gạt đậu đỏ hấp chín, tán nhuyễn; 3-4 thìa cafe hoặc 1 thìa canh gạt thịt lợn nạc, băm nhuyễn; 3-4 thìa cafe dầu ăn; 1 bát ăn cơm nước đun sôi để nguội; Dầu ăn, mắm hoặc bột canh.
Thực hiện:
- Cho thịt vào bát nước, đánh tan, đổ vào nồi nấu sôi. Cho tiếp mướp vào nấu chín là được.
- Bắc hỗn hợp thịt và mướp xuống bếp, cho đậu đỏ vào khuấy đều lên, nêm chút mắm (bột canh) nếu cần.
- Chờ cháo sôi, đổ hỗn hợp trên vào, chờ sôi lại là được.
- Bắc nồi cháo của bé xuống, thêm dầu ăn.
2. Cháo thịt lợn, bí đao (cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên)
Nguyên liệu gồm 2-4 thìa canh bột gạo; ½-1 thìa canh gạt thịt lợn (heo) xay nhuyễn; ½-1 thìa canh gạt bí đao bỏ vỏ, hạt và băm nhuyễn; 1 bát cơm nước; Dầu ăn, mắm hoặc bột canh.
Thực hiện:
- Hòa thịt vào bát nước, đánh cho tan đều.
- Đun sôi thịt, cho bí đao vào, thêm chút mắm (bột canh) nếu cần. Tiếp đến, bắc nồi thịt, bí đao xuống.
- Chờ nồi cháo sôi, đổ hỗn hợp thịt và bí đao vào, nấu cho sôi lại. Bắc nồi xuống bếp, thêm dầu ăn vào.
3. Cháo thịt lợn, cật lợn, carrot, đậu côve (cho bé trên 8 tháng tuổi)
Nguyên liệu: 2-4 thìa canh bột gạo; ½-1 thìa canh cật lợn (heo) băm nhuyễn; ½-1 thìa canh thịt lợn (heo) băm nhuyễn; ½-1 thìa canh carrot băm nhuyễn; : ½-1 thìa canh đậu côve; Một bát ăn cơm nước; Dầu ăn, mắm hoặc bột canh.
Thực hiện:
- Cho đậu côve và carrot với một chút nước vào nồi nấu chín.
- Cho thịt lợn và cật lợn vào bát nước, đánh cho tan. Nấu riêng thịt và cật lợn cho chín, nêm chút mắm hoặc bột canh (nếu cần).
- Chờ cháo sôi, cho hỗn hợp carrot và đậu côve, thịt lợn và cật lợn vào, khuấy đều. Bắc nồi cháo xuống, thêm dầu ăn.
Thực phẩm trộn chung với thịt lợn là: các loại quả như táo, lê; rau củ là carrot, súp lơ (bông cải) xanh, đậu đỗ; khoai lang, khoai tây; lúa gạo, bánh mỳ, các loại mỳ.
********Tăng protein cho bé lười ăn thịt
Bé cần khoảng 16g protein mỗi ngày và không quá khó để đạt được điều này thông qua ăn, uống. Tuy nhiên, nếu bé lười, thậm chí không chạm vào một miếng thịt nào thì bé có nguy cơ thiếu hụt protein.
Những gợi ý sau giúp mẹ đảm bảo lượng protein cần thiết nếu bé lười ăn thịt:
- Một miếng phômai chứa khoảng 6g protein. Nếu ăn trung Bình 1-2 miếng phômai mỗi ngày, chúng sẽ đáp ứng 50-70% protein ở bé.
- Một cốc sữa chứa khoảng 8g protein. Uống 1-2 cốc sữa mỗi ngày cũng đáp ứng được khoảng 50-100% protein cho bé.
- Một quả trứng chứa 7g protein nhưng việc ăn trứng hàng ngày không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Bởi vì, sử dụng trứng nhiều sẽ làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể.
- Các loại lúa, gạo, bánh mỳ, ngũ cốc cũng chứa một lượng protein nhỏ.
Như vậy không phải là thay các sản phẩm trên bằng thịt. Cha mẹ vẫn nên động viên bé ăn thịt hàng ngày vì ngoài nguồn protein, chất đạm trong thịt giúp bé tăng cân tốt. Những lưu ý để bé thích ăn thịt hơn là:
- Cho bé ăn từng chút thịt một, không bắt ép bé.
- Thịt gà có mùi vị dễ ăn và ngon miệng hơn các loại thịt khác.
- Có thể xắt nhỏ thịt gà (thịt lợn, thịt bò), cho bé dùng tay ăn bốc; nên nấu canh thịt, bỏ vào cốc và cho bé dùng thìa tự xúc ăn; có thể cho bé ăn cả phần thịt mỡ nhưng với số lượng nhỏ.
Tránh những cách chế biến thịt gây hại cho sức khỏe bé
Không rán thịt xông khói cho bé ăn: Thịt xông khói chứa nitrate, sau khi rán qua dầu mỡ sẽ sinh ra Nitroso pyrrolidine, có thể gây ung thư cho bé về sau. Vì vậy, thịt, cá, lạp xường, xúc xích đều kỵ rán.
Cách dùng tốt nhất cho bé và cả nhà là hấp, luộc thịt xông khói làm cho nitrate bốc hơi cùng với hơi nước; đồng thời khi chế biến nướng thực phẩm xông khối tốt nhất cho một ít dấm gạo, bởi vì dấm có tác dụng phân giải nitrite và giúp diệt khuẩn.
Không cho bé ăn quá nhiều thịt nạc: Một số mẹ nghĩ, không cho bé ăn thịt mỡ vì sợ bé béo; bởi thế nên cho bé ăn nhiều thịt nạc vừa không gây béo vửa đảm bảo dinh dưỡng.
Đấy là quan niệm không đúng. Hàm lượng methionine trong thịt nạc khá cao, dưới sự thúc đẩy của chất xúc tác sẽ biến thành Homocysteine (chất này quá nhiều lại gây ra xơ vữa động mạch cho bé trong tương lai).
Hơn nữa, bé vẫn cần nguồn mỡ động vật để phát triển.
Không rửa thịt lợn rửa bằng nước sôi: Một số mẹ nghĩ ra cách rửa thịt bằng nước sôi khi chế biến món cho bé. Cách này sẽ làm mất các thành phần dinh dưỡng có trong thịt.
Ngoài ra, trong mô cơ thịt lợn và mô mỡ chứa đại lượng protein, ví dụ như protit hòa tan và protit ngưng tụ. Khi nước nóng thâm nhập vào thịt lợn, đại lượng protit hòa tan sẽ mất đi.
Trong protit hòa tan còn có axit glutamic và các thành phần khác, mất đi những chất này sẽ ảnh hưởng đến hương vị của thịt lợn. Vì vậy, mẹ nên dùng nước lạnh rửa sạch thịt khi chế biến món cho bé.
3 món ăn dặm từ súp lơ xanh cho bé
**************************************************************************************************************************************************************************** Theo các nhà dinh dưỡng thì bé có thể ăn súp lơ xanh từ khi 6 tháng bởi lúc đó là thời điểm bé có thể làm quen với các loại rau quả. Một món ăn dặm cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi vừa phải mịn như kem, vừa cung cấp dinh dưỡng đầy đủ nhưng cũng phải trông đẹp mắt.
1 Súp lơ xanh nghiền khoai tây:
- Khoai tây bóc vỏ, hấp trong nồi khoảng 6 phút, thêm súp lơ hấp thêm 4 phút hoặc cho đến khi súp lơ chín mềm theo ý thích của bé.
- Cho khoai tây và súp lơ đã hấp chín nghiền nhuyễn với pho mát là mẹ đã hoàn thành món ăn cho bé rồi.
- Giờ thì mẹ chỉ cần đổ thức ăn ra bát và cho bé ăn vào bữa phụ nhé.
- Mẹ có thể thêm nước hoặc sữa để kết cấu bớt đặc phù hợp với bé mới tập ăn. Khoai tây chứa tinh bột, giàu chất xơ, bông cải xanh giàu vitamin và khoáng chất, pho mát là một chế phẩm hoàn hảo từ sữa. Mẹ hoàn toàn yên tâm vì bé vừa ăn ngon miệng lại đầy đủ chất.
2 Súp lơ xanh nghiền cà rốt:
- Súp lơ, carrot rửa sạch, thái khoanh nhỏ, đem vào chõ hấp chín mềm.
- Cho súp lơ, carrot vào xay, thêm ít nước để làm loãng hỗn hợp.
- Bỏ bớt súp lơ, carrot đã xay mịn cho vào hộp nhựa. Phần này có thể bảo quản trong tủ lạnh, dùng dần.
- Phần còn lại trong máy, thêm phô mai vào xay cùng.
- Đổ ra bát cho bé thưởng thức.
3 Súp lơ xanh nghiền khoai lang:
- Gọt vỏ khoai lang và cắt thành miếng nhỏ.
- Cho khoai lang vào nồi hấp chín. Đến khi khoai gần được thì cho thêm súp lơ vào hấp cùng. Hấp khoai và súp lơ nhừ rồi bắc ra để nguội.
- Xay khoai lang và súp lơ thành hỗn hợp thật mịn.
- Thêm phô mai vào và khuấy đều cho bé ăn
Công dụng của cà tím và cách chế biến 5 món ăn dặm ngon cho bé từ cà tím(9 tháng trở lên)
********************************************************************************************************************************************************************************************
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà tím rất nhiều công dụng dành cho bé độ tuổi ăn dặm, cụ thể cà tím có nhiều chất để kháng khuẩn và kháng virus, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Sau đây sẽ hướng dẫn các mẹ cách chế biến 5 món ăn dặm thơm ngon cho bé từ cà tím.
Cà tím mềm, ngọt rất thích hợp cho trẻ ăn dặm bổ sung chất xơ vào bát cháo thơm ngon hàng ngày. Với quan điểm “cà là độc, không tốt” có rất nhiều mẹ còn e dè không dám cho bé yêu ăn cà tím mà không để ý đến đây là một loại thực phẩm giàu protein và có rất nhiều chất bổ khác giúp cho hệ tiêu hóa và tim mạch.
Trong cà tím có nhiều chất để kháng khuẩn và kháng virus, đặc biệt chất Nasunin có trong cà tím có công dụng loại bỏ chất sắt dư thừa trong cơ thể, phòng bệnh tim mạch và ung thư do thừa sắt gây nên.
Mặt khác, tuy không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng “khổng lồ” như khoai lang, cải bó xôi hay quả bơ nhưng cà tím cũng chứa một lượng lớn vitamin A, folate và đặc biệt là chất xơ. một phần rất quan trọng của bất kỳ chế độ ăn uống rất tốt cho tiêu hóa, giúp trẻ đi ngoài đều đặn và điều hòa lưu thông khí trong cơ thể.
Giá trị dinh dưỡng của cà tím dành cho bé
Một chức năng quan trọng của cà tím là khả năng kháng khuẩn, kháng virus, chống antimutagenic và LDL, tất cả đều là do tác động của hợp chất phenolic, chlorogenic acid, được tìm thấy rất nhiều trong rau.
Sắt là khoáng chất cần thiết cho nhiều quá trình sinh học trong cơ thể, nhưng dư thừa tích tụ các chất sắt sẽ không có lợi và gây hại cho cơ thể. Tăng tích tụ sắt trong sản xuất các gốc tự do trong cơ thể và có liên quan với nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Do đó, cơ thể cần được loại bỏ chất sắt dư thừa để giảm sản xuất gốc tự do. Nasunin, một phytonutrient trong cà tím, chất chống ô xy hóa có khả năng làm việc đó. Nasunin do đó, giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do.
Chất xơ trong cà tím tốt cho hệ tiêu hóa và chống lại bệnh tim mạch.
Kali trong cà tím giúp cân bằng, điều chỉnh áp suất máu của cơ thể cũng như cân bằng lượng muối, hydrat.
Cà tím cũng sử dụng để kiểm soát béo phì, giảm lượng đường của bệnh tiểu đường type II.
+++Khi nào mẹ có thể cho bé ăn cà tím
Độ tuổi thích hợp để các mẹ bắt đầu tập cho bé ăn cà tím là từ 8 đến 10 tháng tuổi. Khi chế biến cà tím các mẹ nên nấu chín cả vỏ để giữ được các loại vitamin và chất dinh dưỡng có trong cà tím. Nhưng nếu trẻ nào có vấn đề về tiêu hóa thì các mẹ lại chỉ chế biến thịt cà thôi. Mẹ có thể nấu cà tím xay nhuyễn hoặc cà tím hấp như một loại thức ăn nhẹ. Cà tím rất linh hoạt và có thể được trộn với nhiều loại thức ăn khác nhau giúp bé đổi vị.
+++Cách chọn mua cà tím cho bé
Các mẹ hãy chọn mua quả cà tím có vẻ ngoài mịn, sáng bóng, màu tươi, quả có cuống tươi màu xanh, khi ấn nhẹ tay vào quả cà có độ đàn hồi, không bị héo. Nếu quả nào có vết sứt, bầm dập và đổi màu thì các mẹ chớ nên chọn vì đó là dấu hiệu cho thấy thịt bên trong quả cà đã hỏng.
+++Cách bảo quản cà tím
Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản cà tím là trong tủ lạnh khoảng 10 độ C. Mẹ tránh cắt gọt hay làm thủng da trước khi bảo quản vì như thế sẽ dễ làm cà tím nhanh bị hỏng.
Cà tím cũng không cần rửa trước khi bảo quản mà ngay sau mua về có thể cho vào tủ lạnh luôn để giữ cho cà được giòn và ngọt. Khi nào ăn mẹ đem cà tím rửa sạch vỏ, ngâm vào hỗn hợp nước muối cho hết sạch khuẩn rồi chế biến.
Nếu chị em mua cà tím trong túi nhựa hoặc bóng kính hãy bỏ cà tím ngay ra khỏi túi khi mang về đến nhà trước khi cho vào tủ lạnh bởi cà tím bị hấp hơi sẽ rất nhanh chóng bị thối, hỏng.
+++++Cách chế biến cà tím đúng cách cho bé ăn dặm
Trước khi cắt gọt, rửa cà tím đúng cách dưới nước lạnh. Sau đó, sử dụng một con dao bằng thép không gỉ cắt thành lát. Sử dụng con dao thép cacbon là không nên vì nó phản ứng với các chất dinh dưỡng có trong cà tím, gây biến màu đen.
Cà tím tự nhiên có vị đắng nhẹ. Để giảm điều này, bạn có thể ngâm muối trước khi nấu ăn khoảng nửa giờ.
Cũng giống như các loại rau, củ khác, bạn nên cắt cà tím trước khi chế biến và chờ đến khi bột (cháo) có cà tím nguội một chút là cho bé ăn ngay để tránh hao hụt vitamin.
Thực phẩm có thể trộn chung với cà tím là: Lúa gạo, cà rốt, mỳ ống (mỳ sợi), đậu đỗ, đậu lăng, đậu phụ, thịt lợn…
Cà tím có thể được nấu theo nhiều cách khác nhau: Nướng, hấp, hoặc thậm chí bỏ lò.
Có thể hấp chín cà tím và thái hạt lựu (hoặc thái lát mỏng, mềm) rồi cho trẻ dùng tay bốc ăn.
Cà tím còn thích hợp khi được nấu thành nước xốt hoặc nướng nhưng hấp là cách tốt nhất nếu bạn muốn cho trẻ tập ăn cà tím.
Bạn cũng có thể băm (hoặc xay) nhuyễn cà tím đã được hấp chín (hoặc không cần hấp); tiếp đến, bạn trộn hỗn hợp cà vào nồi cháo của trẻ (tương tự như cách bạn nấu rau, củ khác). Tuy nhiên, nên trộn chung cà tím với những loại thực phẩm khác để bát bột (cháo) của trẻ thơm ngon hơn.
*******Lưu ý khi cho bé ăn cà tím
Cà tím chứa oxalat, nếu tiêu thụ nhiều sẽ tích tụ, gây sỏi thận, thậm chí suy thận. Đây là lý do tại sao những người nghi ngờ hoặc bị bệnh thận, đang điều trị hay mắc các vấn đề túi mật nên tránh việc tiêu thụ cà tím.
Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng dị ứng với cà tím như ngứa da và miệng. Do đó, bạn nên thận trọng khi cho trẻ sử dụng loại thực phẩm này.
++++Các món ăn dặm ngon cho bé làm từ cà tím
1. Cà tím hấp (cho bé từ 9 tháng trở lên)
Khi mới bắt đầu cho bé ăn cà tím, cách chế biến đơn giản và dễ ăn nhất là mẹ hấp chín cà tím cho bé, thái hạt lựu hoặc thái lát lỏng mềm rồi cho bé dùng tay ăn bốc. Khi đó bé sẽ cảm nhận được vị của cà tím rõ nhất.
2. Cà tím nướng pho mát (cho bé từ 10 tháng trở lên)
Cà tím cũng rất thích hợp để mẹ chế biến món cà tím nướng pho mát. Mẹ có thể lấy cà tím sạch, cắt thành những lát vừa ăn.
Phết lên hai mặt cà tím một lớp dầu oliu.
Xếp cà tím vào khay nướng, rắc lên mặt pho mát viên dành cho trẻ ăm dặm.
Nướng trong lò ở nhiệt độ 190 độ C trong 10 phút.
3. Cháo cà tím thịt bằm cho bé từ 10 tháng trở lên
Sau khi mẹ nấu nồi cháo thịt băm cho bé, có thể cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn cà tím đã hấp chín rồi cho vào nồi cháo thịt. Bé ăn sẽ thấy vị ngọt của cà và vị ngon đậm của cháo, chắc chắn các bé sẽ rất ngon miệng.
4. Cà tím xào trứng (Cho bé từ 15 tháng tuổi trở lên)
Nguyên liệu:
– 1 quả cà tím
– 1 quả trứng gà
– Vài tép tỏi
– Hành lá.
Cách chế biến:
Cà tím rửa sạch, chẻ làm 6 theo chiều dọc.
Ngâm cà vào âu nước lạnh cho ra hết nhựa.
Chuẩn bị nồi nước sôi, cho tí muối và 1 muỗng canh dầu ăn, thả cà vào chần trong khoảng 5 phút rồi vớt ra, để nguội.
Dùng dao nhọn lột vỏ ngoài của cà ra, xé nhỏ theo chiều dài thành những miếng vừa ăn.
Chuẩn bị chảo dầu nóng, cho tỏi băm vào phi vàng rồi trút cà tím vào đảo đều.
Trứng gà đập ra bát, đánh tan, nêm chút bột nêm.
Trút trứng gà vào chảo cà tím xào cùng, chờ trứng chín bạn rắc hành lá cắt nhuyễn rồi tắt bếp.
5. Cà tím cuộn tôm chiên giòn (cho bé 2 tuổi trở lên)
Nguyên liệu:
– 1 trái cà tím
– 8 lát mỏng thịt heo muối (bacon) hoặc jambon
– 8 con tôm lớn
– Tiêu, muối
– 1 quả trứng
– 50 gr bột chiên giòn
– Dầu chiên
– Vài lát bánh mì sandwich
– 4 quả cà chua bi.
Thực hiện:
Cà chua bi rửa sạch, cắt đôi.
– Cà tím rửa sạch, để ráo, cắt làm 8 miếng mỏng chừng 3mm.
– Tôm lột vỏ, chừa đuôi rồi rút bỏ chỉ đen ở lưng tôm.
Xếp chồng lên nhau lần lượt 1 lát cà tím, 1 lớp jambon, 1 con tôm, rắc chút muối, tiêu.
Cuộn tròn lại thật chặt tay, ghim cố định bằng 1 que tăm.
Rải bột chiên giòn ra đĩa.
Đánh trứng tan đều, nhúng cuốn cà tím vào trứng…
… sau đó lăn qua đĩa bột chiên giòn.
Làm nóng nhiều dầu ăn trong nồi chiên hoặc chảo sâu lòng với lửa vừa, đợi dầu nóng cho từng cuốn cà vào chiên vàng đều thì vớt ra rổ cho ráo dầu.
Cắt bánh mì sandwich thành từng miếng tam giác với kích cỡ tương đương kích cỡ miếng cà tím cuộn tôm.
Hoàn tất: Bước cuối cùng là trang trí: Đầu tiên đặt 1 miếng bánh mì, phết một lớp xốt mayonnaise (tùy ý thích, nếu sợ béo bạn có thể không dùng mayonnaise), đặt là 1 cuốn cà tím lên bánh mì, trên cùng găm nửa quả cà chua bi.
THỰC ĐƠN CHI TIẾT CHO BÉ ĂN DẶM TỪ 6-10 THÁNGTHEO BLW KHÔNG LÀM KHÓ MẸ
****************************************************************************************************************************************************************************Hàng ngày, mẹ phải suy nghĩ rất lâu, chọn lựa món ăn cho bé, Nhưng với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Mẹ không phải vắt óc suy nghĩ mỗi ngày nữa. Hơn nữa, mẹ còn có thể tiết kiệm thời gian chuẩn bị cho bé. Vì thực đơn của bé hoàn toàn có thể lấy từ thực đơn hàng ngày của gia đình. Dưới đây là thực đơn được chia sẻ bởi mẹ TranBichNga- người đã thành công với phương pháp BLW.
Một trong những ưu điểm của phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning là mẹ có thể tiết kiệm thời gian chuẩn bị bữa ăn cho bé. Thực đơn của bé hoàn toàn có thể lấy từ thực đơn hàng ngày của gia đình. Tuy nhiên, vì bé ăn nhạt nên sau khi lấy bớt khẩu phần của bé thì mới nêm nếm gia vị cho cả nhà. Để các bạn dễ hình dung hơn, mình giới thiệu một số thực đơn gần gũi với gia đình Việt, dễ làm mà vẫn đầy đủ dưỡng chất cho bé.
Một bữa ăn của bé thường bao gồm 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và rau quả. Trong ngày cho bé tráng miệng thêm trái cây, yaourt, nước ép trái cây...
Thực đơn 1: Bánh mì, thịt bò, dưa leo, táo
Chuẩn bị: 2-3 lát bánh mì mềm nguyên vỏ (mình hay mua bánh mì Ciabatta ở Metro vì nhiều dưỡng chất và dễ ăn). Thịt bò bắp luộc hoặc hấp mềm (mình thì thường chuẩn bị riêng bằng cách lấy khoảng 5-6 lát thịt bò cùng một ít nước cho vào ly inox và hấp trong nồi cơm điện khi nấu cơm cho gia đình, nước đó dùng cho bé uống luôn). Dưa leo gọt vỏ bỏ ruột cắt thanh dài. 30ml nước thịt bò còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm vài lát táo.
Thực đơn 2: Cơm, tôm, bông cải xanh, chuối
Chuẩn bị: Cơm nấu dẻo nén trong khuôn sushi thành từng miếng nhỏ như bánh. Tôm lớn luộc hoặc hấp nguyên con rồi lột vỏ (khoảng 5 con). Bông cải xanh luộc như làm cho người lớn, để từng bông nhỏ cho bé gặm. 30ml nước tôm còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống.Trong ngày cho bé ăn thêm 1/2 hoặc 1 quả chuối cau.
Thực đơn 3: Khoai tây, thịt heo, đậu cô ve, quả bơ
Chuẩn bị: 15 que khoai tây luộc mềm. 6 lát thịt nạc luộc hoặc hấp mềm. 6 que đậu dài luộc. 30ml nước thịt heo còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm vài lát trái bơ hoặc 50ml bơ nhuyễn trộn sữa.
Thực đơn 4: Mì sợi, cá viên, bí đỏ, lê
Chuẩn bị: Mì sợi luộc mềm. Nạc cá lọc bỏ xương làm chả, nắn hình viên tròn và dẹp hoặc cắt thanh dài cho bé.Bí đỏ lấy từ nồi canh người lớn trước khi nêm gia vị.30ml nước canh còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm vài lát lê.
Thực đơn 5: Xôi gấc, thịt gà, măng tây, yaourt khô.
Chuẩn bị: Xôi gấc nấu cho cả nhà ăn, lấy ra một ít nắm lại cho bé. Thịt gà luộc lấy phần ức xé sợi lớn, khi bé khéo hơn có thể đưa cả đùi gà cho bé tự xử. Măng tây luộc. 30ml nước gà luộc còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm yaourt khô (rất ngon và bổ dưỡng). Đây là loại yaourt sấy khô của Gerber, khi cho vào miệng là nó tan ra.
Thực đơn 6: Khoai lang, cua hoặc ghẹ, đậu hũ, xoài
Chuẩn bị: Khoai lang luộc cắt miếng dài.Cua hoặc ghẹ chọn phần nhiều thịt, miếng to. 3-4 miếng đậu hũ luộc.30ml nước canh còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm vài lát xoài.
Thực đơn 7: Bánh gạo/bánh ngũ cốc, hàu, bắp bao tử, nho
Chuẩn bị: 3 cái bánh gạo hoặc ngũ cốc (loại bánh ăn dặm cho bé). 4 con hàu lớn lấy phần thịt, đem hấp.4 quả bắp bao tử luộc.30ml nước hàu còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm nho. Lưu ý: chọn nho lớn không hạt hoặc bỏ hết hạt, cắt đôi hoặc ba. Tuyệt đối không được để hạt và để nguyên trái tròn cho bé.
Thực đơn 8: Cơm, phi lê cá lóc, ngọn su su luộc, đu đủ
Chuẩn bị: Cơm dẻo nắm lại hoặc nén khuôn sushi, khuôn bánh nhỏ.Phi lê cá lóc cắt miếng vuông hoặc chữ nhật, chiên ít dầu.Ngọn su su luộc để nguyên sợi dài. 30ml nước canh còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm vài miếng đu đủ.
Thực đơn 9: Bánh hỏi hoặc bún, chả lươn, cà rốt, yaourt
Chuẩn bị: 4-5 miếng bánh hỏi cắt hình vuông hoặc chữ nhật (có thể thay thế bằng bún).Thịt lươn xay hoặc bằm nhuyễn làm chả viên tròn và dẹp như bánh. Cà rốt luộc mềm. 30ml nước canh/nước gà còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm 1 hũ yaourt.
Thực đơn 10: Khoai tây trứng, tỏi tây, phô mai
Chuẩn bị: Khoai tây cắt lát luộc mềm, cho vào bát trứng đã đánh tan, chiên vàng, cắt miếng tam giác.Tỏi tây lấy từ nồi canh gia đình.30ml nước canh trộn 5ml dầu em bé, để âm ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm 1 miếng phô mai (đối với bé 8 tháng trở lên).
Trên đây chỉ là một số thực đơn thông dụng, khi đã hiểu được nguyên tắc cơ bản của phương pháp ăn dặm BLW thì bạn có thể linh hoạt tạo ra cả trăm thực đơn khác nhau với nhiều kiểu kết hợp xoay quanh các nhóm: tinh bột, đạm, rau, trái cây... chủ yếu dựa theo bữa chính của gia đình. Với nhà mình thì rất đơn giản: tinh bột, rau và trái cây bé ăn theo gia đình, phần đạm (thịt, cá...) lấy riêng khẩu phần cho bé, thêm một ít nước cho vào ly inox đặt trong nồi cơm điện khi nấu cơm cho cả nhà vì món chính của người lớn thường chế biến kiểu khác và ướp từ đầu. Phần nước đó sẽ trộn thêm dầu trẻ em để cho bé uống. Ngoài ra, nước luộc thịt gà, thịt bò... đều là những thứ nước dùng rất tốt cho bé. Khi mình luộc gà, mình thường bảo quản nước gà cho bé trong những chiếc hộp đậy kín có dung tích 30ml (đúng bằng khẩu phần một bữa cho bé), để ngăn đông và cho uống cách ngày. Hộp này là hộp chuyên dùng để bảo quản sữa mẹ cũng như thức ăn dặm cho bé.
Mình cũng nói rõ thêm BLW không phải là finger food vì khá nhiều bạn nhầm tưởng phương pháp này là ăn bốc. Khi bé mới bắt đầu tập ăn, tay bé chưa đủ khéo léo và bé thường hành xử theo bản năng, vì vậy bé bốc là đương nhiên. Bé được khoảng 8 tháng thì mẹ có thể tập cho bé sử dụng muỗng và nĩa. Cái nĩa vốn rất ít sử dụng trong ADKN thì giờ lại rất thông dụng với BLW. Bé dùng nĩa để lấy thức ăn cho vào miệng (thường là thịt hoặc các loại củ quả cắt miếng).
A. Hoa quả & rau dành cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi
******************************************************************************************************************************
Hoa quả: Táo, lê, chuối, đu đủ, dưa hấu, mận, mơ khô, mơ tươI, nho khô, quả bơ, kiwi, dâu tây, sữa chua, xoàI, nước cam vắt (trộn cùng sữa bột pha nếu cần)
TT Tên Cách làm
1 Chuối, bơ, nước cam 1 chút bơ, 1 quả chuối nhỏ,bóc vỏ và thái lát mỏng, 2 thìa nước cam vắt.Đun bơ chảy trong nồi, cho chuối đã thái nhỏ vào, đảo nhanh tay trong 2 phút. Sau đó đổ nước cam vắt vào và tiếp tục đun trong 2 phút nữa. Nghiền nhuyễn bằng thìa hoặc lọc qua rây.
2 Bơ, chuối và sữa chua 2 lát bơ. 1/2 quả chuối nhỏ, bóc vỏ, tháI mỏng. 1 thìa sữa chua.Nghiền chuối và bơ thật kỹ. Trộn lẫn sữa chua, ăn ngay sau khi làm
3 Đào, táo và dâu tây 1 quả táo, gọt vỏ, bỏ lõi, thái nhỏ. 1 quả đào chín, gọt vỏ, bỏ hạt, tháI nhỏ. 3 trái dâu tây. 1-2 thìa bột hoặc cháo
Hấp táo trong 4 phút sau đó cho đào và dâu tây vào tiếp tục đun thêm 3 phút nữa. Xay nhuyễn rồi lọc qua rây, cho thêm bột hoặc cháo hoặc nước.
4 phần ăn
4 Đào và bột gạo 1 muỗng bột, 150ml sữa, 1 quả đào chín, gọt vỏ, bỏ hạt và tháI nhỏ.Cho bột và sữa vào nồi. Lửa nhỏ, quấy đều trong 5 phút hoặc cho đến khi sánh. Đun nhỏ lửa, cho đào đã thái nhỏ vào, đun 5 phút rồi xay nhuyễn.2 phần ăn
5 Mơ, táo và đào 75g mơ khô. 2 quả táo gọt vỏ, bỏ lõi, thái nhỏ. 1 quả đào chín, gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ hoặc 1 quả lê, gọt vỏ, bỏ lõi, thái nhỏ.Đổ nước rồi cho mơ vào nồi. Đun nhỏ lửa trong 5 phút. Cho thêm táo và tiếp tục đun trong 5 phút. Xay nhuyễn với đào hoặc lê.
6 Sữa chua & xoài hoặc đu đủ 2 lát xoài hoặc đu đủ. 1 muỗng sữa chua
Gọt vỏ và thái nhỏ hoa quả. Xay nhuyễn cùng với sữa chua.2 phần ăn
Rau, củ: Củ cải trắng, đỏ, bí xanh, bí ngô, đậu xanh, hoa lơ (trắng/xanh), khoai tây, cà rốt, cà chua, cần tây, tỏi tây, khoai lang, đậu Hà Lan, đậu lăng, hành tây, ngô ngọt..
1 Đậu lăng đỏ 1 củ hành tây nhỏ, tháI nhỏ. 100g cà rốt, thái nhỏ. 15g hành tây, thái nhỏ. 1 thìa dầu thực vật. 50g đậu lăng đỏ. 200g khoai lang, gọt vỏ, thái nhỏ. 400 nước dùng rau hoặc nước dùng gà hoặc nước.
Đảo qua hành tây, cà rốt, hành tây trong dầu khoảng 5 phút. Thêm đậu lăng đỏ, khoai lang và nước hoặc nước dùng rau hoặc nước dùng gà vào. Đun sôI lên, vặn nhỏ lửa và đun trong 20 phút. Xay nhuyễn rồi lọc qua rây.
8 phần ăn
2 Cà chua, cà rốt, hoa lơ, bơ, pho mát, & rau húng quế
125g cà rốt, gọt vỏ, tháI nhỏ. 100g hoa lơ, thái nhỏ. 25g bơ. 200g cà chua chín, bỏ vỏ, hạt, thái nhỏ. 2-3 lá húng quế. 50g pho mát Cheddar, bào mỏng.
Đổ nước sôi vào nồi, cho cà rốt vào, đun 10 phút. Thêm hoa lơ, nấu trong 7-8 phút, thêm nước nếu cần. Trong khi đó, đun chảy bơ, thêm cà chua và đun nhừ. Cho tiếp pho mát và lá húng quế vào, trộn đều. Xay nhuyễn hỗn hợp, thêm nước còn lại trong nồi vào (nếu cần).
4 phần ăn
3 Khoai lang nướng và cam vắt
1 củ khoai lang nhỡ, gọt vỏ. 2 muỗng nước cam vắt. 2 muống sữa bột pha
Bọc khoai vào giấy nướng, nướng trong lò cho đến khi chín mềm. Để hơi nguội sau đó nghiền nhuyễn bằng muỗng. Trộn lẫn với nước cam vắt và sữa.
8 phần ăn
4 -Hỗn hợp rau ngọt (hành tây, cà rốt, dầu olive, khoai tây, ngô ngọt, đậu Hà lan)
25g hành tây thái nhỏ. 75g cà rốt, gọt vỏ, thái nhỏ. 1 thìa dầu olive. 150g khoai tây, gọt vỏ, thái nhỏ. 200ml nước. 2 muỗng ngô ngọt. 1 muỗng đậu.
Đảo hành tây và cà rốt trong dầu olive trong 5 phút. Cho khoai tây, thêm nước, đun sôi trong 10 phút nữa. Thêm ngô ngọt và đậu Hà lan vào, đun tiếp 5 phút nữa. Xay nhuyễn và lọc qua rây.
3 phần ăn
5 - Pho mát, hoa lơ, bột mì, sữa, bơ
175g hoa lơ. 15g bơ. 1 muỗng bột mì tinh, 150ml sữa. 50g pho mát Cheddar
Rửa sạch hoa lơ, chia thành những cánh nhỏ và đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút. Trong khi đó, đun nhỏ lửa cho chảy bơ, cho bột mì vào khuấy đều. Đổ thêm sữa. Nhấc chảo ra, cho thêm pho mát nạo vào. Tiếp tục khuấy đều cho đến khi tan hết. Sau khi hoa lơ đã nhừ thì đổ vào hỗn hợp trên rồi xay nhuyễn. Lọc qua rây.5 phần ăn
6 -Khoai tây, bí xanh, bơ, pho mát và sữa
1 củ khoai tây nhỡ, gọt vỏ, thái nhỏ. 175g bí xanh, gọt vỏ, thái nhỏ. Một ít bơ, 40g pho mát nạo. 4 muỗng sữa.
Đun khoai tây cho đến khi nhừ. Thêm hoa lơ rồi đun thêm 8 phút nữa. Vớt khoai tây ra, thêm bơ và pho mát vào, trộn đều cho nhuyễn. Xay nhuyễn khoai tây, bí xanh và sữa. Lọc qua rây
6 phần ăn
7-Tỏi tây, cà chua và pho mát
25g margarine hoặc 2 thìa dầu. 175g tỏi tây, rửa sạch, thái nhỏ. 225g khoai tây, gọt vỏ, thái mỏng. 450ml nước dùng gà. 2 muỗng fomát
Đun chảy margarine. Thêm tỏi tây, đun nhỏ lửa trong 10 phút, đảo thường xuyên. Thêm khoai tây và nước dùng gà vào đun trong 25 đến 30 phút. Xay nhuyễn và trộn với pho mát.
8 phần ăn
8-Súp đậu Hà lan & bí xanh, bơ,
1/2 củ hành tây nhỏ, gọt vỏ, thái nhỏ. 15g bơ hoặc margarine. Thêm bí xanh, khoai tây và nước dùng gà. Đun sôi, sau đó đậy lại đun tiếp 12 phút nữa. Thêm đậu Hà lan, đun sôi, nhỏ lửa trong 5 phút. Xay nhuyễn rồi lọc qua rây.4 phần ăn
9-Súp (hành tây, tỏi tây, cà rốt, hành tây, đậu đũa, khoai tây, mùi tây, cà chua, đậu Hà lan, mỳ ống nhỏ, nước dùng gà hoặc rau)
1 muỗng dầu olive, 1/2 củ hành tây nhỏ, thái nhỏ. 1/2 củ tỏi tây, chỉ lấy phần trắng, rửa sạch, thái nhỏ. 1 củ cà rốt nhỡ, gọt vỏ, thái nhỏ. 1/2 nhánh hành tây, rửa sạch, thái nhỏ. 100g đậu đũa, cắt độ dài 1cm. 1 củ khoai tây, gọt vỏ, thái nhỏ. 1 nhánh mùi tây, thái nhỏ. 2 muỗng cà chua nhuyễn. 1,2 lít nước dùng gà hoặc nước dùng rau. 3 muỗng đậu Hà lan. 50g mỳ sợi ống loại nhỏ.
Đun nóng dầu trong nồi, đảo hành tây và tỏi tây trong 2 phút sau đó thêm cà rốt, hành tây, đậu đũa, khoai tây và mùi tây, đảo trong 4 phút nữa. Cho nước cà chua vào nấu trong 1 phút. Đổ nước dùng gà hoặc nước dùng rau vào đun trong 20 phút. Sau đó thêm đậu Hà lan và mì vào đun tiếp 5 phút nữa.12 phần ăn
THỰC ĐƠN BÉ 6-9THÁNG.(PHẦN 2)
B. Các món cá
1-Cá bơn sao (với cà chua & khoai tây)4 phần ăn
1 miếng cá, lọc kỹ. 2 quả cà chua bỏ vỏ, bỏ hạt, tháI nhỏ. Một chút bơ hoặc margarine. 150ml sữa. 1 củ khoai tây, gọt vỏ, thái nhỏ.
Cho cá vào đĩa, đổcà chua lên, thêm 1 phần margarine hoặc bơ. Đổ 1 phần sữa vào. Đậy kín bằng giấy thiếc, cho vào lò khoảng 3 phút. Trong khi đun cá, đun sôI khoai tây. Khi khoai mềm, nghiền nhuyễn với một chút sữa và bơ hoặc margarine còn lại. Khi cá chín xay nhuyễn cùng với nước còn lại vừa nấu. Trộn lẫn cùng với khoai tây hoặc nghiền.
2-Cá & sốt pho mát (cá, sữa, bơ, pho mát, bột mỳ, nhánh hành tây)6 phần ăn
175g cá, lọc sạch. 3 thìa sữa. Một chút bơ.
Sốt pho mát: 20g bơ, 2 muỗng bột mì tinh, 175ml sữa, 65g bơ Cheddar, nạo. 1 nhánh lá hành tây, tháI nhỏ.
Cho cá vào đĩa, đổ bơ lên. Đậy lại cho vào lò khoảng 4 phút. Để chuẩn bị sốt pho mát, đun chảy bơ, cho bột mỳ vào khuấy đều. Đổ từ từ sữa vào. Đun nhỏ lửa cho đến khi được một thứ nước sánh màu trắng. Đun sôi trong vòng 1 phút, đảo đều tay. Nhấc chảo ra, cho thêm pho mát nạo vào. Tiếp tục khuấy đều cho đến khi tan hết. Cho thêm nhánh hành tây đã thái nhỏ vào. Lấy cá và lấy thìa tách cá ra, phải đảm bảo là cá không còn xương. Cho cá và sốt pho mát vào xay nhuyễn. Lọc qua rây.
3-Cá với khoai lang (cá, khoai lang, sữa, bơ, nước cam)
25g khoai lang, gọt vỏ, thái nhỏ. 75g các, lọc kỹ bỏ xương. 2 muỗng sữa. Một chút bơ. 120ml nước cam vắt.
Cho khai lang vào nồi, cho nước vào sâm sấp, đun sôi lên rồi đun trong 20 phút cho đến khi nhừ. Cho cá vào đĩa, thêm sữa, thêm bơ, đậy lại và cho vào lò vi sóng khoảng 2 phút hoặc cho đến khi cá chín. Cho khoai lang, vớt cá ra và cho nước cam vào xay nhuyễn.
4-Cá sốt cam
225g cá, lọc kỹ. 120ml nước cam vắt. 40g pho mát, nạo. 1ít mùi tây. 25g bột ngô. 7g margarine.
Cho cá vào đĩa, phủ nước cam, pho mát, mùi tây và bột ngô thêm margarine. Đậy bằng giấy thiếc. Cho vào lò đến khi chín (khoảng 4 phút). TơI cá ra, cẩn thận loại bỏ xương. Xay nhuyễn hỗn hợp (cả nước sốt cá).
C. Các món gà
1-Nước dùng gà và gà
1 con gà to, cả chân, đầu, cổ cánh. 2 củ cải. 3 củ cà rốt. 2 nhánh tỏi tây. 2 củ hàng tây lớn. 1 nhánh hành tây, 3 nhánh mùi tây.
Chặt gà ra 8 phần, lọc bỏ hết mỡ, bỏ da. Rửa sạch các loại rau. Cho gà và đầu cổ cánh gà vào nồi. Cho 2,25 lít nước vào đun sôi. Vớt hết nước mỡ ở mặt trên. Thêm rau và mùi tây vào đun trong 3 giờ. Nếu dùng gà, có thể vớt gà ra sớm hơn.
Để nguội nước dùng ga rồi cho vào tủ lạnh qua đêm. Hôm sau vớt hết phần mỡ đóng băng trên bề mặt. Vớt gà & rau ra để làm nước dùng.
Có thể xay nhuyễn gà cùng rau để làm nước dùng.
2-Gà với pho mát
50g gà bỏ xương, nấu chin, thái nhỏ. 1 muỗng sữa chua nguyên chất không đường. 1 1/2 muỗng pho mát
Trộn lẫn gà, sữa chua và pho mát rồi xay nhuyễn.
3-Gà với củ cảI & đậu
50g củ cải, gọt vỏ, thái nhỏ. 100g khoai tây, gọt vỏ, thái nhỏ. 25g đậu xanh, đãi bỏ vỏ. 40g gà luộc đã bỏ xương. 4 muỗng sữa.
Cho rau vào nồi, cho nước vào đun sôi cho đến khi nhừ. Vớt rau ra và xay nhuyễn cùng với gà luộc và sữa.
5 phần ăn
4-Gà với khoai tây & cà chua
1 củ khoai tây, gọt vỏ. 2 muỗng sữa. 1 quả cà chua nhỡ, bóc vỏ, bỏ hạt. 50g gà luộc bỏ xương, tháI nhỏ.
Đun khoai tây cho nhừ. Nghiền khoai tây với sữa và cà chua, sau đó trộn gà vào lẫn. Cho hỗn hợp vào mày xay nhuyễn. Lọc qua rây, nếu quá đặc, thêm sữa.
3 phần ăn
5-Sa lát gà
25g gà luộc bỏ xương. 1 lát dưa chute, gọt vỏ, tháI nhỏ. 1 quả cà chua nhỡ, bóc vỏ, bỏ hạt, tháI nhỏ. 50g quả bơ nạo, 1 muỗng sữa chua.
Cho tất cả hỗn hợp trên vào xay nhuyễn, lọc qua rây, ăn ngay sau khi làm.
1 phần ăn
6-Gà và sốt cà chua
25g củ hành tây thái nhỏ. 100g cà rốt, gọt vỏ, tháI mỏng. 1 1/2 muỗng dầu thực vật. 1 ức gà xắt nhỏ. 100g khoai tây, gọt vỏ, thái nhỏ. 200g cà chua thái nhỏ. 150ml nước dùng gà
Đảo hành tây, cà rốt trong dầu cho đến khi mềm, sau đó cho gà và khoai tây vào đảo trong 3 phút. Cho cà chua và nước dùng gà vào. Đun sôI, nhỏ lửa 30 phút. Cho hỗn hợp vào xay nhuyễn. Lọc qua rây. Thêm sữa nếu cần.
12 phần ăn
7-Gà vs khoai lang
1/2 củ hành tây nhỏ, gọt vỏ & thái nhỏ. 15g bơ. 100g ức gà, xắt nhỏ. 1 củ cà rốt nhỡ, gọt vỏ, tháI nhỏ. 275g khoai lang, gọt vỏ, tháI nhỏ. 300ml nước dùng gà.
Cho bơ vào nồi, cho hành tây vào đảo đều cho đến khi mềm. Cho ức gà vào đảo 3-4 phút. Thêm rau, đổ nước dùng gà vào đun trogn 30 phút hoặc cho đến khi mềm. Xay nhuyễn hỗn hợp. Lọc qua rây.
12 phần ăn
8-Gà với nho và bí xanh
1 ức gà bỏ da và xương. 150ml nước dùng gà. 8 quả nho, bóc vỏ và hạt. 1 miếng bí xanh, gọt vỏ, bỏ lọi, thái nhỏ. Một muỗng bột gạo ăn liền.
Thái nhỏ gà. Cho hỗn hợp trên (trừ bột gạo) vào nồi, đun trong 10 phút. Xay nhuyễn hỗn hợp rồi trộn bộ
D. Các món thịt(6m-12m)
********************************************************************************************************
1Thịt bò om với khoai lang
1 nhành tỏi tây rửa sạch, tháI nhỏ. 20g bơ. 100g thịt bò hoặc thịt bê, xắt nhỏ. 2 muỗng bột mỳ. 275g khoai lang, gọt vỏ, thái nhỏ. 300ml nước dùng gà. Nước cam vắt.
Cho tỏi tây vào đun với bơ. Nhúng thịt bò vào bột mỳ rồi cho vào chảo cùng tỏi tây rán vàng sơ qua. Thêm khoai lang, nước dùng gà và nước cam. Đun sôi rồi cho vào lò vi sóng hoặc đun cho đến khi nhừ. Xay nhuyễn hỗn hợp rồi lọc qua rây.
2 Gan
75g gan hoặc 2 gan gà. 120ml nước dùng gà. 25g tỏi tây, lấy phần trắng, rửa sạch, thái nhỏ. 25g nấm, thái nhỏ. 50g cà rốt, gọt vỏ, thái nhỏ. 1 củ khoai tây, gọt vỏ, tháI nhỏ. Một ít bỏ, 1/2 muỗng sữa.
Lọc sạch và tháI nhỏ gan, cho vào nước dùng gà cùng tỏi tây. Cho nấm & cà rốt vào đun nhỏ lửa trong 8 phút. Đun khoai tây chho nhừ rồi nghiền nhuyễn với bơ và sữa. Xay nhuyễn gan và rau rồi trộn với khoai tây.
E. Các món mì
1 Cà chua, bí xanh & mì(3phần ăn)
25g mì ống, 75g bí xanh, gọt vỏ, thái nhỏ. 25g bơ. 3 quả cà chua nhỡ, bóc vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ. 25g pho mát, nạo.
Đun nhừ mì. Đảo bí xanh trong bơ khoảng 5 phút. Thêm cà chua và đun lửa nhỏ trong 5 phút. Nhấc nồi ra cho ngay pho mát vào đảo đều cho đến khi tan hết. Xay nhuyễn và trộn với mì.
2 Mì sốt nấm(2 phần ăn)
1 thìa dầu olive. 25g hành tây thái nhỏ. 1/2 củ tỏi bóc vỏ, đập giập. 40g nấm thái nhỏ. 65g khoai tây gọt vỏ, thái nhỏ. 100ml sữa. 100ml nước.
Đun nóng dầu, cho hành tây và tỏi vào đun trong 1 phút. Thêm nấm vào đun trong 3 phút nữa. Thêm sữa, khoai tây và nước và đun trong 10 phút. Xay nhuyễn, thêm sữa nếu cần. ăn với mỳ.
3 Món sốt Bolognese(5 phần ăn)
1 muỗng dầu olive. 1 củ hành tây nhỏ, gọt vỏ, thái nhỏ. 1 củ cà rốt nhỡ, gọt vỏ, thái nhỏ. ½ nhánh hành tây, xắt nhỏ. 100g thịt bò thái miếng mỏng. 3 quả cà chua nhỡ, bóc vỏ, thái nhỏ. 150ml nước dùng gà. 3 muỗng mì loại nhỏ.
Đun dầu nóng, lửa nhỏ, đảo hành, cà rốt và hành tây khoảng 4 phút. Đảo thịt bò hơi vàng, đảo nhanh tay. Thêm cà chua và nước dùng gà. Đun trong 15 phút. Trong khi đó, luộc mì cho chín. Cho món sốt vào xay nhuyễn. Vớt mì để ráo rồi trộn với nước sốt.
4 Sốt cà chua & mì
15g bơ. 2 muỗng hành tây thái nhỏ. 150g cà chua chín, bóc vỏ, tháí nhỏ, bỏ hạt. 2 muỗng pho mát.
Đun bơ chảy, đảo hành cho đến khi mềm. Cho cà chua vào đun 3 phút. Cho ho mát vào. Xay nhuyễn.
14 món cơm, bún, nui ngon cho bé 12 đến 24 tháng (1 đến 2 tuổi)
********************************************************************************************************
Các mẹ thường khó khăn trong việc lên thực đơn vừa đủ chất vừa ngon miệng cho các bé yêu măm măm. Mời các mẹ tham khảo chia sẻ của 1 bà mẹ đang sống tại Nhật hướng dẫn cách chế biến 14 món ngon cho bé từ 1 đến 2 tuổi ăn dặm, bao gồm: 2 món nui, 1 món mỳ ý, 1 món bún và 10 món cơm.
Phần 1: Món nui ngon cho trẻ 1 đến 2 tuổi
1/ Nui xào thịt bò, sốt cà chua cho bé
Nguyên liệu:
– Nui luộc mềm cắt nhỏ: 30g
– Thịt bò nạc: 20g
– Hành tây trắng bằm nhỏ: 1 muỗng canh
– Cà chua gọt vỏ, bỏ hột cắt vụn: 1/3 trái vừa
– Bơ: 1/2 muỗng cà phê
– Nước sup rau: 100ml
– Sốt cà chua: 1 muỗng cà phê
Cách làm:
Cho bơ vào chảo, bơ tan cho thịt bò bằm vào xào nhanh tay, cho hành vào, cho cà chua và sốt cà chua vào, xào đều, cho nước súp vào, nấu lửa yếu đến khi sền sệt cho nui vào.
Trộn đều đến khi hơi khô lại là được.
Thực đơn vừa đủ chất vừa ngon miệng cho các bé yêu măm măm
2/ Súp nui và rau củ:
Nguyên liệu:
– Nui luộc mềm: 1 muỗng canh
– Cà rốt 2 lát mỏng, cắt làm 4
– Cà chua 1/8 trái vừa lột vỏ, bỏ hột, cắt xéo nhỏ
– Hành tây trắng bằm nhỏ: 1 muỗng canh
– Sốt cà chua: 1 muỗng canh
– Nước: 200ml
– Dầu: 1 chút
Cách làm:
Cho dầu vào chảo, cho hành, cà rốt vào xào, cho nước vào, nấu mềm. Mềm rồi cho nui va sốt cà chua vào, có thể nêm một chút muối.
Phần 2. Mỳ ý (Spagetty) ngon cho trẻ 1 đến 2 tuổi
3/ Spagetty cá hộp và phô mai:
Nguyên liệu:
– Spagetty mỏng luộc mềm cắt đoạn 3cm: 80g
– Thịt nạc cá hộp: 1 muỗng canh
– Hành tây trắng bằm nhỏ: 2 muỗng canh
– Cà chua 1/4 trái gọt vỏ bỏ hột cắt xéo nhỏ
– Sốt cà chua: 1 muỗng canh
– Dầu: 1/2 muỗng cà phê
– Pho mai bột hay bào nhuyễn: 1/4 muỗng cà phê
– Nước: 100ml
Cách làm:
Cho dầu vào chảo, cho hành vào xào, cho nước vào, sôi lên cho cà chua, sốt cà vào,
nấu 1 phút cho cá hộp vào, nấu đến khi sền sệt, nhắc xuống trải lên spagetty , rắc pho mai lên.
Phần 3: Bún (hay mì, phở) ngon cho bé
4/ Bún thịt heo
Nguyên liệu:
– Bún tươi: 1/2 chén nhỏ
– Thịt heo nạc: 15g
– Củ cải, cà rốt xắt mỏng nhỏ 1cm, dày 5mm: mỗi thứ 2 muỗng cà phê
– Cải xanh: 1 lá nhỏ cắt nhỏ 1cm
– Nước súp: 300ml
– Nước tương: 1 chút
Cách làm:
Cho nước súp vào nồi, nấu mềm củ cải cà rốt. Cho thịt heo và cải xanh vào. Thịt heo đổi màu, nêm nước tương, cho bún vào , nhắc xuống.
Phần 4: Các món cơm ngon cho bé 1 đến 2 tuổi
Cách nấu cơm em bé: Cơm người lớn 120 g, bỏ vào nồi đổ nước xâm xấp, nấu lửa yếu 5 phút, tắt lửa đậy kín nắp 5 phút là được.
Nấu thịt xong nếu sợ cứng có thể lấy ra giã mềm mềm một chút.
5/ Cơm cá nục trộn mè cho bé:
Nguyên liệu :
– Thịt nạc cá nục hay bạc má: 15 g
– Cải xanh: 1 lá nhỏ
– Cà rốt: 2 lát mỏng 2mm
– Cơm em bé: 1 chén nhỏ 100g
– Mè trắng: 1/2 muỗng cà phê
– Muối: 1 chút
Cách làm:
Cá nấu chín, cắt nhỏ, cải xanh, cà rốt luộc mềm, cắt nhỏ. Tất cả trộn vào cơm cùng với mè, nêm ít muối.
6/ Cơm cá hồi hai tầng:
Nguyên liệu:
– Nạc cá hồi: 10g ( cá thu cũng được)
– Bông cải xanh: 20g
– Cơm em bé: 1 chén nhỏ 100g
– Nước tương: 1 chút
Cách làm:
Cá và bông cải luộc mềm, cắt nhỏ, để riêng hai thứ. Bông cải nêm chút nước tương. Chia cơm làm hai phần , một phần trộn cá , một phần trộn bông cải. Hai phần cho vào hai khuôn tròn 10cm,nén xuống dày khoảng 2,3cm, lấy từ từ ra , xếp chồng lên đĩa.
7/ Cơm gà và trứng:
Nguyên liệu:
– Nạc gà bằm: 10g
– Trứng: 1/4 cái
– Bắp cải xanh: 1 lá nhỏ
– Nước súp: 150ml
– Đường: 1/2 muỗng cà phê
– Nước tương: 1/2 muỗng cà phê
– Cơm em bé: 1 chén nhỏ 100g
Cách làm:
Bắp cải cắt góc 1 cm, nấu mềm trong nước sup, nêm đường, nước tương. Cho thịt gà vào, gà vừa đổi màu cho trứng đánh tan vào, trứng vừa đặc lại, tắt lửa , đậy nắp trong 1,2 phút. Múc ra trải lên cơm.
8/ Cơm chiên gan gà:
Nguyên liệu:
– Gan gà: 15g
– Hành tây trắng: bằm nhỏ 2 muỗng cà phê
– Cà rốt: xắt nhỏ 1 muỗng cà phê
– Đậu Hòa Lan luộc mềm lột vỏ: 5 hột
– Dầu: 1 chút
– Nước tương: 1 chút
– Nước: 2 muỗng canh
Cách làm:
Gan gà rửa sạch, ngâm trong sữa tươi 10 phút cho hết mùi tanh , lấy ra cắt nhỏ. Cho dầu vào chảo, xào hành, cà rốt, thêm gan vào, gan đổi màu cho 2 muỗng nước vào nấu mềm, giữa chừng cạn nước thì thêm vào từng chút một. Khi rau củ đã mềm, nước cạn thi cho cơm vào xào đều, cho đậu vào, nêm nước tương.
9/ Cơm gà nấu sữa:
Nguyên liệu:
– Gà: 10g
– Khoai tây: 40g
– Cà rốt: 15g
– Sữa tươi: 2 muỗng canh
– Cơm em bé: 100g (hay bánh mì sandwich 1 miếng)
– Bột năng: 1 chút
Cách làm:
Gà, khoai, cà rốt cắt nhỏ, luộc mềm , đổ bớt nước luộc chừa lại 50 ml. Cho sữa tươi vào nấu lửa yếu, sôi lên cho bột năng vào cho sền sệt là được. Ăn với cơm hay bánh mì sandwich mềm.
10/ Cơm gà trộn đậu hũ non cho bé 12 tháng đến 24 tháng thưởng thức:
Nguyên liệu:
– Gà : 10g
– Đậu hũ : 30g
– Đậu que: 10g
– Cà rốt: 20g
– Nước súp: 300ml
– Bột năng: 1 chút
– Cơm em bé: 100g
Cách làm:
Đậu que, cà rốt cắt nhỏ ,lấy nước súp nấu mềm, cho gà vào nấu mềm , cho nước bột năng vào cho sền sệt là được. Đậu hủ cắt nhỏ luộc sơ , trải lên cơm , trải súp gà lên trên đậu hủ.
11/ Cơm chiên tôm:
Nguyên liệu:
– Tôm bằm nhỏ: 2 muỗng cà phê
– Hành tây, ớt xanh, cà rốt cắt mỏng nhỏ: mỗii thứ 2 muỗng cà phê
– Dầu: 1 chút
– Nước: 50ml
– Nước luộc tôm: 50ml
– Cơm em bé: 100g
Cách làm:
Làm nóng dầu, cho rau củ vào xào, cho nước tôm và nước vào, cho tôm vào nấu đến khi rau củ mềm, giữa chừng cạn nước thì thêm vào ít ít. Khi rau củ đã mềm và nước sắp cạn thì cho cơm vào xào đều , nêm muối , đậy nắp một chút cho chín đều hết là được.
12/ Cơm thịt bò:
Nguyên liệu:
– Thịt bò nạc: 15g
– Cà tím: 20g
– Nước sup: 100ml
– Cơm người lớn: 40g
Cách làm:
Thịt bò bằm nhỏ, cà tím gọt vỏ cắt góc 5mm, luộc cà mềm , cho thịt bò vào, nấu nhanh, nhắc xuống đổ tất cả ra rổ. Cho nước súp và cơm vào nấu. Cơm mềm cho thịt bò, cà tím vào, nấu 1, 2 phút, nước xâm xấp mặt cơm là được, nhắc xuống.
13/ Cơm xay tép rim cho bé:
Nguyên liệu:
– 1 bát cơm nóng
– 30g tép đã lột
– 1 trái cà chua
– Gia vị: Dầu ăn, đường, hành ngò, nước mắm, muối iốt.
Cách làm:
– Cơm mới nấu chín tới cho vào máy xay nát.
– Tép xắt hạt lựu.
– Cà chua bỏ hột xắt hạt lựu.
– Phi dầu ăn với hành cho thơm. Sau đó, cho cà chua, tôm vào xào. Nêm đường, muối, hành ngò cho vừa ăn rồi bắt ra.
– Trộn đều cơm xay với hỗn hợp vừa xào cho bé ăn.
14/ Cơm sữa trộn táo cho bé:
Trong thời gian đi du học ở Đức mình đã được làm quen và từng cực nghiện món cơm sữa vô cùng phổ biến ở nơi này. Đặc biệt đây là món ưa thích của các bà mẹ Đức chế biến cho các bé yêu trong bữa sáng và các bữa ăn nhẹ trong ngày, vừa để đổi vị, vừa để bổ sung các loại vitamin và dinh dưỡng, chất bổ sẵn có trong món cơm sữa này.
Tác dụng của món cơm sữa
Đặc điểm nổi bật của món ăn này là mềm, nhuyễn, rất phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Ở Đức các bà mẹ bắt đầu cho con ăn cơm sữa từ 7 tháng tuổi. Lượng tinh bột vừa phải có trong cơm được chế biến từ gạo nguyên hạt cung cấp năng lượng dồi dào cho các bé, chưa kể lượng protein và vitamin B1 dồi dào trong cơm làm tăng sức đề kháng và tham gia vào quá trình trao đổi chất của trẻ.
Ngoài ra sữa tươi hoặc sữa công thức được chế biến cho món ăn này có chứa đầy đủ các loại dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe của mỗi bé.
Món cơm sữa mùi vị hấp dẫn, béo ngậy còn có thể kết hợp được với rất nhiều loại trái cây ngon, bổ khác như táo, lê hay nho, hoàn toàn phù hợp với chế độ dinh dưỡng an toàn và bổ dưỡng cho trẻ nhỏ.
Chế biến món cơm sữa trộn táo
Thành phần nguyên vật liệu:
120ml sữa tươi hoặc sữa công thức (tùy thuộc vào độ tuổi ăn dặm cho các bé). Các mẹ chỉ nên chế biến sữa tươi cho các bé từ 1 tuổi trở lên thôi nhé.
20gr gạo tẻ trắng
1/2 quả Táo giòn, tươi
1 thìa cà phê bơ đun chảy
Cách chế biến món cơm sữa trộn táo cho bé yêu:
Bước 1: Mẹ cho gạo vào nồi nước sôi, đun nhỏ lửa và nấu chín. Đảo đều tay liên tục để tránh gạo không bị sát đáy nồi.
Bước 2: Đun đến khi gạo đã chín, hạt cơm mềm và nước lúc này đã bay hơi, chỉ còn độ sền sệt, mẹ đổ sữa tươi vào đun cùng.
Chú ý khuấy đều và liên tục nhưng tránh khuấy mạnh làm vỡ hạt cơm nhé . Cơm sữa chín khi hạt cơm mềm, nhưng không bị vỡ hạt
Bước 3: Táo mẹ rửa sạch, gọt vỏ và nghiền nhuyễn.
Bước 4: Trộn táo, bơ vào hỗn hợp cơm sữa vừa nấu xong.
Bước 5: Vị ngọt của táo, vị thơm của bơ sữa và độ mềm của cơm rất thích hợp cho bé và chắc chắn sẽ quyến rũ bé từ ánh mắt đến hương vị.
Các mẹ hãy thay đổi khẩu vị cho bé và thử với món cơm sữa trộn táo ngon, lạ và bổ này nhé.
Chúc các bé ngon miệng với 14 món ăn ngon được hướng dẫn chi tiết ở trên. Các mẹ hãy tích cực thay đổi thực đơn cho bé hàng ngày các mẹ nhé.
hực đơn cho bé 9 tháng – món ăn bốc cho bé
********************************************************************************************************
Bé yêu đã bước qua tháng thứ 9. Mẹ cần tăng độ thô của thức ăn dần lên để tập cho bé nhai và bốc thức ăn nhé.
Đây là kỹ năng quan trọng giúp bé tự lập hơn trong việc ăn uống sau này, khiến bé cảm thấy thích thú với bữa ăn, và mẹ thì không phải mệt mỏi với chuyện ăn uống của bé nữa. Ăn bốc không chỉ là phương pháp vui vẻ, kích thích trẻ ngon miệng mà còn giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động của đôi tay và kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.
Nhiều bậc phụ huynh cứ nghĩ bé còn nhỏ mà nghiền nhuyễn mọi thức ăn, điều này khiến bé không được học nhai, chỉ biết nuốt chửng, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán. Nhiều trẻ 3 tuổi đi mẫu giáo không ăn được cơm cùng các bạn do ở nhà bố mẹ vẫn cho ăn cháo xay.
Dưới đây là gợi ý một số món ăn để mẹ giúp bé tập bốc thức ăn nhé.
Mẹ cần tăng độ thô của thức ăn dần lên để tập cho bé nhai và bốc thức ăn nhé.
++Khoai tây chiên bơ phomai
Nguyên liệu
Khoai tây: 1 củ
Phomai dạng bột hoặc phomai dành cho trẻ em: 1 thìa to
Bột năng: 1 thìa nhỏ
Bơ: Một ít
Cách làm
Gọt vỏ khoai tây, rửa sạch. Mài bằng dụng cụ hoặc xay ra (nhưng đừng xay quá nhuyễn ra nước). Trộn với phomai và bột năng, viên thành viên bánh hình tròn vừa tay bé hoặc dàn nhỏ như tráng trứng. Rán khoai tây đã nặn với một chút bợ, rán nhỏ lửa. Vớt ra để nguội, cho bé cầm tự bốc ăn.
Ngoài khoai tây, mẹ có thể làm tương tự với củ sen hoặc khoai lang.
++Đậu hũ hấp trứng rau củ
Nguyên liệu: Phần nguyên liệu mẹ có thể cân đong theo nhu cầu, không nhất thiết phải đúng tỉ lệ.
Đậu hũ non: 30 – 50g
Cà rốt: 10g
Cá hồi: 10g
Súp lơ trắng: 10g
Trứng đánh tan: 2 muỗng
Cách làm
Đậu luộc hoặc cho vào lò vi sóng 1 phút, chắt nước, dằm nát. Cá hồi luộc chín, dằm nát. Cà rốt, súp lơ luộc chín dằm nát trộn với cá hồi thành hỗn hợp.
Trộn đậu với hỗn hợp rau cá, cho 2 muỗng trứng vào đánh tan. Bọc lại bằng màng bọc thực phẩm. Cho vào lò vi sóng quay 2 phút. Lấy ra cắt miếng vuông cho bé ăn mềm. Món này mẹ cắt miếng to một chút bé cũng bốc ăn được đấy.
Ngoài cà rốt, súp lơ trắng, mẹ có thể linh động thay bằng các loại rau khác để đa dạng món ăn cho bé nhé.
Cà rốt luộc xắt nhỏ
à rốt luộc chín mềm, xắt thành từng khối vuông hoặc que dài vừa tay bé để bé dễ bốc ăn.
Cà rốt luộc chín mềm, xắt thành từng khối vuông hoặc que dài vừa tay bé để bé dễ bốc ăn.
Màu sắc bắt mắt và vị ngọt tự nhiên của cà rốt khiến các bé trong độ tuổi ăn dặm rất thích thú. Món này cũng đơn giản dễ làm.
Cách làm: Cà rốt luộc chín mềm, xắt thành từng khối vuông hoặc que dài vừa tay bé để bé dễ bốc ăn. Ngoài ra nếu khéo tay, mẹ có thể tỉa cà rốt thành những bông hoa để gây sự chú ý của bé nhé.
Tổng hợp từ Phan Liên