Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Những điều thú vị về kem dừa


(VietQ.vn) - Bên cạnh khả năng làm tăng quá trình đốt mỡ cơ thể thành năng lượng, bảo vệ tim tốt, kem dừa cũng có một số tác hại đến cơ thể như ảnh hưởng đến chức năng nội tiết, đường tiêu hoá,…

Kem dừa là một trong những loại kem đang chiếm được cảm tình của nhiều người, được chế biến cùng nướt cốt dừa, thay vì sữa bò như các loại kem thông thường khác. Bên cạnh hương vị ngọt, mát, kem dừa còn có một vài khuyết điểm mà người thưởng thức cần chú ý khi dùng.

Dưới đây là một vài lợi ích và tác hại được đưa ra để khuyến cáo người tiêu dùng điều tiết vừa phải việc sử dụng kem dừa.Lợi ích của kem dừa

Giống như dầu dừa, kem dừa là một loại chất béo đặc biệt, gọi là MCTs (medium-chain triglycerides). MCTs, một khi được tiêu thụ, sẽ chuyển hoá thành một nguồn năng lượng ổn định, đặc biệt là đối với những người hay hoạt động thể chất. Bởi vì chất béo được xử lý ngay sau khi ăn nên MCTs không tồn tại được lâu, phù hợp với những người theo đuổi mục đích giảm cân.

MCTs cũng có khả năng làm tăng quá trình cơ thể đốt mỡ thành năng lượng, gọi là quá trình ketosis. Kem dừa có lượng axit lauric nhất định, một chất kháng khuẩn và trị nấm. Hợn nữa, thành phần chính của kem dừa có tác dụng bảo vệ tim tốt, làm giảm lượng cholesterol trong máu. Vitamin E, Vitamin A, polyphenols và phytosterols trong kem dừa kết hợp cùng nhau có khả năng ngăn chặn sự mất cân bằng oxi hoá.


Kem dừa có tác dụng ngăn chặn quá trình oxi hoá

Tác hại của kem dừa

Thành phần chính của kem dừa là nước cốt dừa. Nước cốt dừa thường được đóng trong hộp có thành phần là Bisphenol-A, hay BPA, có tác dụng ngăn chặn quá trình ăn mòn các lon nhôm và các tác nhân nguy hiểm khác. Theo nghiên cứu, BPA có thể thấm vào thực phẩm trong hộp, đặc biệt những sản phẩm có lượng axit và chất béo cao như nước cốt dừa.

BPA có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người. Phụ nữ mang thai nhiễm độ BPA cao có thể dẫn đến dị tật cho con cái họ sau này. BPA có ảnh hưởng làm phát sinh hay phát triển các bệnh ung thư nội tiết tố như tuyến tiền liệt, ung thư vú, thậm chí BPA có khả năng phá vỡ chức năng nội tiết. Hơn nữa, chỉ với nồng độ BPA thấp cũng gây ra ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.

Nước cốt dừa có thể gây ra các chứng bệnh về đường tiêu hoá. Thành phần chính của nước cốt dừa là đường fructose. Những người đang theo chế độ ăn kiêng, hạn chế hấp thụ fructose, nên cân nhắc về việc sử dụng điều độ hoặc ngừng sử dụng kem dừa.

Không có nhận xét nào: